ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Khi nào nên nghĩ tới việc xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục?

Những bệnh lây qua đường tình dục thường có thời kỳ ủ bệnh trước khi có những triệu chứng bên ngoài. Bạn có thể vô tình mang bệnh mà không hề hay biết. Do đó, việc xét nghiệm chẩn đoán các bệnh STD là rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời.

Khi nào nên nghĩ tới việc xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục?

Nếu bạn đã có tiếp xúc tình dục với người khác và nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của STD, hãy đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ. Triệu chứng STDs có thể xuất hiện và biến mất theo thời gian, nhưng điều đó không có nghĩa là STDs đã biến mất. Thường thì triệu chứng STD có thể rất nhẹ, không gây phiền hà cho bạn, nhưng bạn vẫn nên gặp bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ điều gì lạ. 

Bạn nên xét nghiệm các bệnh STDs khi nào? 

Các STD khác nhau có các triệu chứng khác nhau. Dấu hiệu của STD bao gồm: 

  • Vết loét hoặc nổi trên vùng sinh dục, đùi hoặc mông 

  • Tiết dịch bất thường từ âm đạo hoặc dương vật 

  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu và/hoặc đi tiểu lắt nhắt nhiều lần 

  • Ngứa, đau, kích ứng và/hoặc sưng tấy ở dương vật, âm đạo, âm hộ hoặc hậu môn 

  • Triệu chứng giống như cảm lạnh như sốt, đau cơ thể, các tuyến bạch huyết sưng tấy và cảm giác mệt mỏi. 

Tất cả các triệu chứng này cũng có thể do những nguyên nhân khác không phải STDs (như mụn nhọt, nhiễm trùng tiểu hoặc nhiễm nấm). Vì vậy, việc kiểm tra là cách duy nhất để biết chắc chắn xảy ra điều gì. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định loại xét nghiệm bạn có thể cần. Hãy cung cấp một cách trung thực cho bác sỹ biết về: 

  • Các triệu chứng hiện tại 

  • Loại tiếp xúc tình dục bạn đã thực hiện (như quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng, hoặc bất cứ điều gì liên quan đến tiếp xúc trực tiếp qua vùng sinh dục) 

  • Việc sử dụng bao cao su và/hoặc màng chắn miệng (dental dams). 

Nếu nghĩ rằng mình có STDs thì việc xét nghiệm kiểm tra thực sự quan trọng, vì một số STDs có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị. Ngoài ra, việc mắc một bệnh lý STD cũng làm tăng nguy cơ mắc các STDs khác, chẳng hạn như HIV. Và tốt nhất nên kiểm tra ngay lập tức nếu bạn mắc STD, để tránh truyền nó cho người khác. 

Dấu hiệu bạn nên xét nghiệm các bệnh STDs 

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ, bạn nên nghĩ tới việc xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình không phải là chồng/vợ hoặc bạn tình không rõ tiền sử tình dục.  

Xét nghiệm bệnh STDs ngay nếu bạn thuộc một trong những đối tượng này: 

  • Bạn có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình không phải là chồng/vợ hoặc bạn tình không rõ tiền sử tình dục. 

  • Hoạt động tình dục có nguy cơ cao: Bạn có nhiều đối tác tình dục hoặc đổi đối tác thường xuyên, có quan hệ tình dục đồng tính nam. 

  • Bạn đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai. 

Hoặc nếu cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng như sau: 

  • Bạn có sử dụng chung kim tiêm, dụng cụ tiêm hoặc truyền máu với người khác. 

  • Bạn có các triệu chứng bất thường ở bộ phận sinh dục như loét, mụn nước, mụn cóc, ngứa, rát, sưng đỏ, chảy máu hoặc tiết dịch bất thường. 

  •  Bạn có các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, sưng hạch ở háng, đau khớp hoặc da nổi mẩn. 

  • Có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật. 

  • Hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường. Các tổn thương này có thể đau hoặc không đau. 

  • Tiểu đau, buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường. 

  • Đau bất thường ở vùng bụng dưới mà không liên quan gì tới chu kỳ kinh nguyệt. 

  • Đau khi giao hợp hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục,… 

Những xét nghiệm bệnh STDs nào cần phải thực hiện? 

Dưới đây là một tóm tắt ngắn về các khuyến nghị về kiểm tra STDs. 

  1. Tất cả người trưởng thành và thanh thiếu niên từ 13 đến 64 tuổi nên được kiểm tra ít nhất một lần cho HIV. 

  1. Tất cả phụ nữ hoạt động tình dục dưới 25 tuổi nên được kiểm tra vi khuẩn giang mai và lậu hàng năm. Phụ nữ từ 25 tuổi trở lên có yếu tố nguy cơ như có đối tác tình dục mới hoặc có nhiều đối tác tình dục hoặc đối tác tình dục bị STD cũng nên được kiểm tra vi khuẩn giang mai và lậu hàng năm. 

  1. Tất cả phụ nữ có thai nên được kiểm tra bệnh giang mai, HIV, viêm gan B và viêm gan C từ sớm trong thai kỳ. Những người có nguy cơ bị nhiễm cũng nên được kiểm tra vi khuẩn giang mai và lậu từ sớm trong thai kỳ. Trong một số trường hợp, có thể cần phải kiểm tra lại. 

  1. Tất cả đàn ông đồng tính, song tính và những người khác có quan hệ tình dục với đàn ông (MSM) khác nên được kiểm tra: 

  • Ít nhất một lần mỗi năm cho bệnh giang mai, lậu và Chlamydia. Những người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình ẩn danh nên được kiểm tra thường xuyên hơn (ví dụ: mỗi 3 đến 6 tháng một lần). 

  • Ít nhất một lần mỗi năm cho HIV và nếu được thì kiểm tra HIV thường xuyên hơn (ví dụ: mỗi 3 đến 6 tháng một lần). 

  • Ít nhất một lần mỗi năm cho viêm gan C, nếu bạn đang nhiễm HIV. 

  1. Bất kỳ ai tham gia vào các hành vi tình dục có thể đặt họ vào nguy cơ bị nhiễm hoặc chia sẻ kim tiêm chích ma túy nên được kiểm tra HIV ít nhất một lần mỗi năm. 

  1. Những người quan hệ tình dục miệng hoặc hậu môn nên trò chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ về các lựa chọn kiểm tra họng và hậu môn. 

Ý tưởng về việc xét nghiệm có thể làm bạn lo lắng, nhưng hãy cố gắng suy nghĩ tích cực. Hầu hết các loại STD phổ biến có thể được chữa khỏi dễ dàng bằng thuốc. Và mặc dù một số STDs không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng cũng sẽ được điều trị để giúp giảm triệu chứng và giảm nguy cơ truyền STD cho người khác. Vì vậy, càng sớm bạn biết mình mắc STD, bạn có thể bắt đầu chăm sóc sức khỏe cho bản thân và đối tác của mình nhanh chóng hơn. 

Kết luận 

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trên, bạn nên đi xét nghiệm các bệnh STD ngay lập tức. Bạn cũng nên xét nghiệm định kỳ ít nhất một lần mỗi năm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Việc xét nghiệm các bệnh STD không chỉ giúp bạn bảo vệ chính mình mà còn giúp bạn bảo vệ bạn tình và người thân của bạn. Hãy nhớ rằng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh!

Bài viết liên quan

“Valentine vui thôi đừng vui quá" Nhớ phòng thân khỏi các bệnh STDs với cách đơn giản sau!
Xu hướng cởi mở trong vấn đề tình dục ngày càng phổ biến. Trong khi đó thông tin về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) do “tiếp xúc" không an toàn lại ít được quan tâm. Các bệnh STDs không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống còn có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ, thậm chí một số bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư gây tử vong sớm.

4 “THỦ PHẠM” ÂM THẦM GÂY BỆNH PHỤ KHOA CHO CHỊ EM VĂN PHÒNG
Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ lên tới 90%, trong đó nhóm phụ nữ có kiến thức, có thu nhập chiếm hơn 70%. Tình trạng viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ còn có thể gây ra các bệnh phụ khoa nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

Bài viết gần đây/mới

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Phụ khoa thường gặp
Hầu hết mọi phụ nữ đều ít nhất một lần mắc bệnh phụ khoa trong đời. Nguyên nhân có thể đến từ việc quan hệ tình dục không lành mạnh, vệ sinh vùng kín kém sạch sẽ, chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, căng thẳng và không nghỉ ngơi hợp lý,... Nhiều bệnh phụ khoa có thể tái phát nhiều lần và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh ở nữ giới. ₫300.000

Tầm Soát Các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dục Cho Nữ
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh xã hội) là một nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua ngả âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ. Do đó, có nhiều người mắc bệnh mà không biết là mình có bệnh. Đó là lý do tại sao nên tầm soát nhóm bệnh lý này ở người đã quan hệ tình dục và có nguy cơ. ₫2.600.000 ₫2.080.000

Tầm Soát Các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dục Cho Nam
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh xã hội) là một nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua ngả âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ. Do đó, có nhiều người mắc bệnh mà không biết là mình có bệnh. Đó là lý do tại sao nên tầm soát nhóm bệnh lý này ở người đã quan hệ tình dục và có nguy cơ. ₫2.600.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}