ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

“Valentine vui thôi đừng vui quá" Nhớ phòng thân khỏi các bệnh STDs với cách đơn giản sau!

Xu hướng cởi mở trong vấn đề tình dục ngày càng phổ biến. Trong khi đó thông tin về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) do “tiếp xúc" không an toàn lại ít được quan tâm. Các bệnh STDs không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống còn có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ, thậm chí một số bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư gây tử vong sớm.

“Valentine vui thôi đừng vui quá" Nhớ phòng thân khỏi các bệnh STDs với cách đơn giản sau!

09/02/2023 1:52:45 CH

Chúng ta nên phòng tránh các bệnh STDs bằng những cách nào? 

Chúng ta nên có kiến thức về quan hệ tình dục an toàn để tránh mắc các bệnh STDs, cũng như ngăn ngừa các viêm nhiễm sinh dục như nấm âm đạo, viêm âm đạo và các nhiễm trùng khác. Một số cách sau đây giúp bạn có hoạt động tình dục an toàn và giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm:

  • Biết rõ lịch sử sức khỏe của đối tác: Nên thảo luận cởi mở về lịch sử tình dục với bạn tình mới trước khi tham gia vào bất kỳ hoạt động tình dục nào

  • Thực hiện tầm soát các bệnh STDs ở các cơ sở y tế uy tín: Đặc biệt nếu bạn có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình hãy thực hiện tầm soát thường xuyên. Và yêu cầu đối tác của bạn cũng thực hiện để đảm bảo cho sức khoẻ của nhau

  • Thực hành tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng để giúp ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh này.

  • Tiêm vaccine ngừa HPV và viêm gan A và B.

  • Nếu bạn có nguy cơ lây nhiễm HIV, hãy nghĩ đến việc dùng thuốc prEP hàng ngày để dự phòng theo hướng dẫn của y tế.

Bảo vệ bản thân trước những rủi ro lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục

Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tinh dục hãy đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán càng sớm càng tốt, giúp việc điều trị thêm hiệu quả và ít tốn kém!

Ai và khi nào nên tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục?

- Bất kỳ ai có yếu tố nguy cơ, gồm: quan hệ tình dục với người lạ, có bạn tình mới, có nhiều bạn tình, bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục đều nên được tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Người đã và đang quan hệ tình dục nên ít nhất 1 lần tầm soát bệnh HIV.

- Tất cả phụ nữ đang hoạt động tình dục ở độ tuổi dưới 25 nên tầm soát bệnh lậu và Chlamydia ít nhất mỗi năm 1 lần. Phụ nữ lớn hơn 25 tuổi có yếu tố nguy cơ như có bạn tình mới, có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng nên tầm soát lậu và Chlamydia mỗi năm một lần.

- Phụ nữ mang thai nên tầm soát giang mai, HIV, viêm gan B sớm trong thai kỳ. Phụ nữ có yếu tố nguy cơ (như đã nói ở trên) nên tầm soát lậu và Chlamydia sớm trong thai kỳ.

- Nam đồng tính (gay) hoặc lưỡng tính (bisexual) nên tầm soát ít nhất mỗi năm 1 lần các bệnh: giang mai, lậu, Chlamydia. Người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình là người lạ nên tầm soát thường xuyên hơn (mỗi 3-6 tháng).

- Bất kỳ ai, bất kể giới tính hoặc xu hướng tình dục, nếu có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung dụng cụ tiêm nên kiểm tra HIV ít nhất mỗi năm 1 lần.

Tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế CarePlus đang có ưu đãi GIẢM 20% các Gói Tầm Soát Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dục (STDs):

  • Nhập mã "ILOVECAREPLUS" (Khuyến mãi áp dụng đến 28/2/2023)

  • Chỉ áp dụng khi mua gói khám trên ứng dụng CarePlus VietNam

📞 Đặt lịch khám ngay với CarePlus qua Free Hotline 18006116 hoặc inbox Fanpage CarePlus Clinic Vietnam

Bài viết gần đây/mới

GHI NHỚ NGAY 4 VÙNG KHỚP DỄ BỊ ĐAU VÀ THOÁI HÓA
Khớp là nơi hai xương tiếp xúc và cung cấp sự linh hoạt cũng như khả năng tạo ra chuyển động cho cơ thể con người. Thực tế, đau khớp có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhưng những khớp phải chịu áp lực lớn hoặc hoạt động nhiều thường có nguy cơ bị đau và thoái hóa cao hơn.

Ba Mẹ Lưu Ý Các Dấu Hiệu Trẻ Bị Viêm Phổi Và Cách Chăm Sóc Trẻ
Bất cứ khi nào bố mẹ nghi ngờ các triệu chứng mắc viêm phổi của con được nêu dưới đây hãy cho trẻ đi gặp bác sĩ. Thông thường, viêm phổi sẽ được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và nghe phổi. Trong những trường hợp không rõ ràng, có thể phải cần xét nghiệm máu và chụp X- quang ngực để chẩn đoán.

By BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Mẹ Bầu Nhiễm Viêm Gan Nên Chuẩn Bị Điều GÌ Cho Kỳ Thai Sản An Toàn
Cẩm nang chăm sóc bà bầu bị viêm gan B từ A – Z . Viêm gan B là bệnh viêm gan phổ biến do virus HBV. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan và các bệnh lý gan nguy hiểm khác. Nhiều mẹ bầu nhiễm viêm gan B thường lo lắng nguy cơ lây nhiễm sang con và không biết nên kiêng gì? Hãy cùng CarePlus chăm sóc mẹ bầu nhiễm viêm gan B đúng cách nhé.

By Ths. BS.CK2 Đinh Thị Ngọc Minh

Trẻ Bị Chàm Sữa Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Hiệu Quả
Chàm sữa hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường khởi phát ở trẻ em. Bệnh thường khởi phát sớm, có tới 60% trường hợp viêm da cơ địa khởi phát bệnh trong năm đầu đời, 30% trẻ khởi phát bệnh trong 5 năm đầu tiên và chỉ 10% trẻ khởi phát bệnh sau 5 tuổi. Thông thường hơn 90% trường hợp trẻ sẽ ổn định sau 2 tuổi, chỉ 5% số trẻ bị bệnh chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn, có không ít trường hợp bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi trưởng thành.

By ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thuỳ Liên

Phụ nữ mãn kinh thường gặp các bệnh phụ khoa nào?
Bệnh phụ khoa gây ra rất nhiều phiền phức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và dễ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm. Do đó phụ nữ nên tự trang bị cho bản thân những kiến thức về chăm sóc sức khỏe phụ khoa để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

By BS. Giang Trịnh Tú Vân

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}