ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

HỆ TIÊU HÓA CỦA BẠN CÓ ĐANG KHỎE MẠNH NHƯ BẠN NGHĨ?

HỆ TIÊU HÓA CỦA BẠN CÓ ĐANG KHỎE MẠNH NHƯ BẠN NGHĨ?

26/12/2023 3:09:11 CH

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi BS.CKII. Hồ Thị Vân Hằng - Chuyên ngành Nội soi tiêu hóa tại hệ thống phòng khám CarePlus

Biểu hiện của người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Có khả năng ăn tốt, chức năng đại tiện bình thường, cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt, ít mắc phải các triệu chứng rối loạn về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, chính là những biểu hiện cho thấy một người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

Một hệ thống tiêu hóa tốt đóng vai trò cốt lõi trong sức khỏe toàn thân. Không chỉ là cơ quan chính của cơ thể đối với việc tiếp nhận và hấp thu chất dinh dưỡng, sức khỏe hệ tiêu hoá có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ nội tiết, tình trạng da, sức khoẻ tâm thần và các bệnh ung thư… Do đó, một bộ phận nào đó của hệ tiêu hóa bị trục trặc sẽ ảnh hưởng xấu đến những phần khác của ống tiêu hóa và toàn cơ thể. 

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là khi tiêu hóa thức ăn tốt, giúp cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng, chức năng đại tiện bình thường, ít mắc phải các triệu chứng rối loạn về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi,.. 

Tuy nhiên, áp lực công việc, chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Các chuyên gia y tế đều cho rằng nhịp sống hiện đại đang trở thành một trong những yếu tố khiến cho nhiều người dễ dàng mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa. Tiêu hoá gặp rắc rối không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe mà còn làm giảm sút chất lượng công việc, sinh hoạt mà còn khiến sức khỏe tổng quát của cơ thể cũng dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Cần loại bỏ ngay những thói quen xấu

Những thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày gia tăng gánh nặng cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Nhịn đi vệ sinh, ăn quá khuya, chế độ ăn uống không lành mạnh,… là những sai lầm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa mà nhiều người thường xuyên mắc phải. 

Đừng "làm ngơ" khi cơ thể báo hiệu cần được "giái phóng chất thải" – dễ bị táo bón vì sau thời điểm này sẽ rất khó đi tiêu. Và hệ thống tiêu hóa cần "một khoảng trống" để tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng mới. 

Việc ăn khuya cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể. Vì sau khi ăn, cơ thể cần thời gian để tiêu hóa thực phẩm. Ăn khuya khiến nhịp sinh học của các bộ phận chức năng bị rối loạn, làm giảm khả năng phá vỡ cấu trúc thực phẩm, dẫn đến thực phẩm khó được tiêu hóa trọn vẹn. 

Chú ý chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh các chất dinh dưỡng. Nên chia nhỏ các bữa ăn, bởi ăn hoặc uống quá nhiều trong một bữa dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, trào ngược dạ dày,... 

Không nên uống quá nhiều chất lỏng trong bữa ăn, đặc biệt là bữa tối, gây loãng dịch vị, cản trở tiêu hóa. Đồng thời, giảm lượng thức uống có gas, như soda, hạn chế nhai kẹo cao su và dùng thức uống có cồn vừa đủ. 

Loại bỏ các thói quen tác động xấu đến hệ tiêu hóa chưa đủ, mà cần phải chăm sóc, hỗ trợ tối đa cho hệ tiêu hóa. Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, luyện tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh và lựa chọn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá,… là cách giúp hệ tiêu hoá của bạn hoạt động ổn định

Bài viết liên quan

Điểm danh một số vấn đề thường gặp ở đường tiêu hóa
Bệnh đường tiêu hóa là những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp lên những cơ quan của đường tiêu hóa. Một số bệnh đường tiêu hóa chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và có thể được khắc phục ngay tại nhà. Khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa là việc làm cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe và phát hiện sớm nhiều bệnh nguy hiểm, việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo lắng về các căn bệnh này và có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK2. Hồ Thị Vân Hằng

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Các bệnh đường tiêu hóa đang là vấn đề phổ biến trong cộng đồng, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bệnh thường diễn biến âm thầm nhưng gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong.

Bài viết được tư vấn bởi TS. BS. Nguyễn Huy Bằng

Bài viết gần đây/mới

ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG KỊP THỜI - RĂNG KHỎE ĐÓN TẾT AN VUI
Điều trị tủy răng ngay khi nhận thấy cơn đau răng dai dẳng là cách tốt nhất để bảo tồn răng thật và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu về phương pháp điều trị tủy răng tại CarePlus trong bài viết dưới đây!

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}