ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Các bệnh đường tiêu hóa đang là vấn đề phổ biến trong cộng đồng, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bệnh thường diễn biến âm thầm nhưng gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong.

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể tầm soát ung thư đường tiêu hóa.
Độ tuổi được khuyến cáo cho các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ trung bình nên bắt đầu tầm soát ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng hiện nay là từ 40 – 45 tuổi.
 
Một số nghiên cứu đang thực hiện chỉ ra rằng những người trẻ trong khoảng 30-35 tuổi cũng có khả năng mắc ung thư dạ dày, nên việc tầm soát sớm là phù hợp.
 
Sau lần tầm soát đầu tiên, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả cùng với bệnh sử cá nhân, gia đình mà cho lời khuyên về thời điểm tầm soát kế tiếp. Các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày, đại tràng nên tư vấn trực tiếp với bác sĩ để có một chiến lược tầm soát riêng.
 
  • Những người có người thân trong gia đình (ông bà, bố mẹ, anh chị) mắc các bệnh tiêu hóa như: ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
  • Những người có chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh như: thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn nhiều đồ chiên rán, thức ăn cay nóng v.v.
  • Những người có các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tiêu hóa bao gồm: có Polyp, bị viêm loét dạ dày/ đại tràng, có vi khuẩn HP v.v.
Những đối tượng trên là những trường hợp có nguy cơ cao mắc ung thư đường tiêu hoá, nên cần đi khám định kỳ thậm chí là khám sức khỏe, tầm soát ung thư đường tiêu hóa nhiều hơn người bình thường (theo chỉ định của bác sĩ) để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trong hệ tiêu hoá. 
 
Hiện nay Phòng khám quốc tế CarePlus đang trở thành một địa chỉ uy tín được khách hàng an tâm lựa chọn để tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Với đầy đủ trang thiết bị máy móc tiên tiến, quy tụ các y bác sĩ dày dặn về kinh nghiệm và chuyên môn, tay nghề cao, tự tin làm chủ các kỹ thuật nội soi đảm bảo thực hiện chẩn đoán và can thiệp kịp thời, nhẹ nhàng, ít xâm lấn.


 
 

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}