ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Điểm danh một số vấn đề thường gặp ở đường tiêu hóa

Bệnh đường tiêu hóa là những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp lên những cơ quan của đường tiêu hóa. Một số bệnh đường tiêu hóa chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và có thể được khắc phục ngay tại nhà. Khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa là việc làm cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe và phát hiện sớm nhiều bệnh nguy hiểm, việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo lắng về các căn bệnh này và có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Điểm danh một số vấn đề thường gặp ở đường tiêu hóa

21/07/2022 9:30:13 SA

Tỷ lệ người Việt Nam mắc các bệnh về đường tiêu hóa khá cao. Bệnh đường tiêu hóa không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như trong công việc hàng ngày của người bệnh.


Bệnh đường tiêu hóa là những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp lên những cơ quan của đường tiêu hóa. Một số bệnh đường tiêu hóa chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và có thể được khắc phục ngay tại nhà.  Khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa là việc làm cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe và phát hiện sớm nhiều bệnh nguy hiểm, việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo lắng về các căn bệnh này và có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Một số vấn đề thường gặp ở đường tiêu hóa như: Táo bón; Trào ngược dạ dày thực quản; Bệnh trĩ. Các vấn đề tiêu hóa này rất phổ biến, nhưng nếu bạn thay đổi lối sống và điều trị, các vấn đề này sẽ dễ kiểm soát

1. Táo bón

Táo bón gây khó đi đại tiện, khó thải phân, phân cứng hoặc khô (<3 lần/tuần). Ngoài ra bạn còn có các triệu chứng như trướng bụng, chảy máu trong khi đi hoăc sau khi đi đại tiện.

1.1. Nguyên nhân gây táo bón

Nguyên nhân phổ biến gây táo bón bao gồm không ăn đủ chất xơ, không uống đủ nước, sử dụng một số loại thuốc đặc trị, thường xuyên căng thẳng, ít vận động. Táo bón có thể xảy ra trong thai kỳ. Việc tăng mức độ hormone trong thai kỳ có thể làm cản trở hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

1.2. Làm thế nào để ngăn ngừa táo bón?

Bạn có thể thực hiện những cách sau để ngăn ngừa táo bón:

  • Uống nhiều nước.

  • Ăn ít nhất 25 gram chất xơ mỗi ngày ( trái cây, rau củ).

  • Tập thể dục thường xuyên ( Đi bộ: 30 phút mỗi ngày.)

  • Tránh sử dụng thuốc không kê đơn ví dụ như thuốc chống dị ứng.

  • Tạo thói quen đi cầu thang hằng ngày vào khoảng thời gian cố định.

  • Các loại thuốc nhuận tràng giúp làm mềm phân và giúp người bệnh dễ dàng hơn khi đi đại tiện. Đây là thuốc nhuận tràng an toàn nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng chất kích thích có chứa hóa chất để tăng hoạt động của ruột, giúp phân dễ dàng di chuyển qua ruột.

2. Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với số lượng trên ba lần một ngày. Bệnh thường có triệu chứng đau bụng âm ỉ, phân lỏng, mất nước, lượng phân nhiều và có thể bị chuột rút.

2.1. Nguyên nhân gây tiêu chảy

Một số nguyên nhân chính gây tiêu chảy bao gồm:

  • Ăn uống nguồn thực phẩm nhiễm bẩn, ôi thiu, quá hạn….

  • Nhiễm vi khuẩn hoặc virus có hại, có thể gây ra do ăn thực phẩm mất vệ sinh hoặc uống nước bị ô nhiễm

  • Uống nước hoặc ăn thực phẩm mà cơ thể bạn không dung nạp được (ví dụ như khi đi du lịch nước ngoài)

  • Sử dụng các sản phẩm sữa, caffeine, chất làm ngọt nhân tạo hoặc một số chất phụ gia

  • Dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh

  • Bệnh đường ruột.

2.2. Nên làm gì nếu bị tiêu chảy?

  • Hãy uống nhiều nước để thay thế lượng nước bị mất sau khi bị tiêu chảy. 

  • Nếu tình trạng bệnh không khả quan, bạn nên uống chất lỏng có chứa hàm lượng natri cao như nước canh, nước giải khát. (Chanh muối, nước gạo rang có muối & đường)

  • Tránh uống các sản phẩm sữa, soda và nước trái cây có đường vì chúng có thể khiến cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.

  • Sử dụng thuốc chống tiêu chảy không kê đơn. ( Smecta, viên than hoạt…)

  • Tuy nhiên, không nên dùng chúng nếu bạn bị sốt cao hoặc tiêu chảy ra máu, vì rất có khả năng bạn bị nhiễm trùng vi khuẩn.

  • Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm, khi đi đại tiện có lẫn máu trong phân hoặc bạn có dấu hiệu bị sốt, đau bụng dữ dội, mất nước (khát nước thường xuyên, khô da, mệt mỏi, chóng mặt, đi tiểu ít, hoặc nước tiểu sẫm màu) thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời trước khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.

  • Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai, tiêu chảy có thể làm giảm hiệu quả của chúng. Bạn cần đến gặp bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài trong 48 giờ trở lên sau khi kết hợp uống thuốc tránh thai hoặc kéo dài trong 3 giờ trở lên sau khi uống thuốc chỉ có progestin. 

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ trong thực quản của bạn mở ra và đóng lại không đúng lúc khi bạn nuốt. Khi đó, thức ăn và dịch tiêu hóa, có chứa axit, sẽ chảy ngược vào thực quản của bạn. Trào ngược axit dạ dày có thể gây ra cảm giác nóng rát sau xương ức, hay còn gọi là chứng ợ nóng.

Nếu không điều trị bệnh kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm loét ở thực quản, hẹp thực quản và tình trạng tiền ung thư gọi là Barrett thực quản.

Làm thế nào để kiểm soát trào ngược dày thực quản?

Bạn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn chặn trào ngược axit dạ dày bằng cách thực hiện các bước sau:

  • Ngủ nằm cao đầu.

  • Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

  • Từ bỏ hút thuốc.

  • Tránh thực phẩm và đồ uống làm kích thích tăng tiết axit như hoa quả hàm lượng axit cao, đồ uống có gas, thức ăn cay nóng, mỡ, đồ chiên,...

  • Tránh nằm ngửa ngay sau khi ăn.

  • Đột biến tiến triển cần can thiệp bằng thuốc ức chế tiết axit và thuốc trung hòa axit.

4. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ xuất hiện là do sự phình đại hoặc giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở vùng mô bao quanh hậu môn, gây đau đớn, ngứa rát và khó chịu. Bệnh trĩ cũng gây đau đớn và ngứa rát hậu môn vô cùng

4.1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xuất phát từ một số yếu tố:

  • Thừa cân

  • Mang thai

  • Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài

  • Căng thẳng trong lao động thể chất

  • Táo bón.

4.2. Bệnh trĩ có thể được điều trị như thế nào?

  • Các triệu chứng của bệnh trĩ có thể thuyên giảm bằng cách chườm đá lạnh, ngồi trong bồn nước ấm, sử dụng kem bôi trĩ hoặc phẫu thuật để loại bỏ bệnh. 

  • Ngoài ra bạn nên thêm chất xơ và chất lỏng vào chế độ ăn của mình có thể giúp ngăn ngừa bệnh trĩ.

5. Một số rối loạn tiêu hóa phổ biến khác

Viêm dạ dày tá tràng.

Loét dạ dày tá tràng

Loét thực quản, dạ dày.

Viêm đại tràng.

Hội chứng ruột kích thích (IBS): Chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-50. Bệnh gây ra các triệu chứng như đầy hơi, phân lỏng, hoặc táo bón, các triệu chứng thường xuyên xuất hiện khi ăn thực phẩm khó dung nạp, lo lắng căng thẳng,...

Bệnh celiac: Những người mắc bệnh celiac không thể dung nạp gluten- một loại protein được tìm thấy tự nhiên trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Khi ăn gluten, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách làm hỏng lớp lót của ruột non. Do thiệt hại này, các chất dinh dưỡng không thể được hấp thụ đúng cách. Bệnh có thể gây tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, hoặc đau bụng và đầy hơi. Nếu không được điều trị, căn bệnh này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm loãng xương, thiếu máu và ung thư. Điều trị bằng cách tránh gluten trong chế độ ăn uống của bạn.

Ung thư ruột kết: Tổn thương ác tính phát triển ở niêm mạc đại trực tràng. Nó thường bắt đầu với một polyp, lâu ngày chúng sẽ phát triển thành ung thư. Bạn có thể tầm soát hoặc điều trị sớm ung thư ruột kết bằng phương pháp nội soi đại tràng.

Hy vọng bài viết của CarePlus cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống của khách hàng. Nếu có bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn hãy chủ động đặt lịch thăm khám sớm tại CarePlus để được các y bác sĩ giàu kinh nghiệm chẩn đoán và can thiệp sớm nhất. 

ĐĂNG KÍ KHÁM TƯ VẤN BÁC SĨ HỒ THỊ VÂN HẰNG TẠI ĐÂY

BS. CK2. Hồ Thị Vân Hằng
  • Chức danh: Trưởng Khoa Nội Tổng Quát
  • Chuyên khoa: Khoa Nội Tổng Quát, Khoa Gan - Tiêu hóa
  • Phòng khám: Phòng khám Tân Bình
  • Kinh nghiệm: Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý chuyên sâu Nội tổng quát, Nội tiêu hóa - Gan mật. Thực hiện các kĩ thuật Nội soi ống tiêu hóa trong chẩn đoán và điều trị. Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan Mật Bệnh Viện Nhân dân 115. Bác sĩ điều trị, Giảng viên bộ môn Nội tiêu hóa Học viện Quân y. Chứng chỉ nội soi tiêu hóa can thiệp; Chứng chỉ nội soi ruột non; Chứng chỉ siêu âm tổng quát.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẦM SOÁT CÁC BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA.

 



 

Bài viết gần đây/mới

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}