ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Dưới 6 Tuổi

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Dưới 6 Tuổi

16/01/2018 2:44:57 CH

TRẺ DƯỚI 6 THÁNG

- Nên bú mẹ hoàn toàn, không cần bổ sung bất kì đồ ăn hay thức uống nào (kể cả nước).

- Bú mẹ theo nhu cầu không nên canh giờ.

- Lợi ích của bú mẹ hoàn toàn:

  • Ổn định hệ tiêu hóa

  • Tăng cường miễn dịch cho trẻ, giảm các bệnh dị ứng (chàm, hen)

  • Trẻ phát triển tốt tinh thần, thể chất, gắn bó mẹ con

  • Giảm ung thư vú ở mẹ

- Trường hợp mẹ không có sữa hoặc mất mẹ, hoặc trẻ có chống chỉ định bú mẹ của bác sĩ (mẹ bị lao tiến triển, ...) thì cho trẻ bú sữa công thức. Tuy nhiên, sau khi uống sữa công thức nên cho trẻ uống thêm nước vì lượng muối nhiều ảnh hưởng thận của bé.

TRẺ ĂN DẶM (từ sau 6 tháng hoặc bắt đầu mọc răng)

- Bắt đầu cho ăn từ ít đến nhiều. Cho ăn hỗn hợp cơ bản trong vòng 2 tuần sau đó cho ăn hỗn hợp phong phú. Hằng ngày nên đảm bảo có đủ 4 nhóm thức ăn.

- Lúc đầu cho ăn một bữa sau đó đến khoảng 6 tháng thì có thể cho ăn ngày 2 - 4 bữa (trẻ nhỏ dạ dày bé, nên cho ăn bữa nhỏ, đến lúc trẻ 1 - 3 tuổi mỗi lần có thể cho ăn từ 200 - 300ml).

- Lúc đầu cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, sau đó đặc. Khi có có răng để nhai, nên chuyển sang thức ăn cứng. Đến 2 tuổi có thể cho ăn như người lớn.

- Nên tập cho trẻ tự ăn nhưng phải theo dõi.

- Không nên ép trẻ ăn, cần phải kiên nhẫn nếu trẻ từ chối ăn. Mỗi cử ăn chỉ kéo dài khoảng 30 phút, nếu trẻ không ăn nữa thì ngưng.

- Cho trẻ ngồi 1 chỗ để ăn, không bồng đi chơi, không mở tivi... để trẻ tập trung vào bữa ăn.

- Không cho trẻ ăn thức ăn nấu trước 1-2h, không cho ăn thức ăn qua đêm.

  • 6-12 tháng: tiếp tục cho bú mẹ theo nhu cầu, trường hợp mẹ đi làm có thể vắt sữa bỏ vào ngăn mát tủ lạnh

  • 6-7 tháng: ăn dặm bằng một bữa bột lỏng 100-200ml

  • 8-9 tháng: 2 bữa bột đặc 200ml

  • 10-12 tháng: 3 bữa bột đặc 200-250ml

  • 1-2 tuổi: Tiếp tục cho bú sữa mẹ ít nhất đến khi trẻ được 18-24 tháng

  • 3-4 tuổi

    • Duy trì ăn 5 bữa một ngày, gồm ba bữa chính và hai bữa phụ vào giữa buổi sáng và xế chiều.

    • Ở tuổi này trẻ bắt đầu biết tự chọn món ăn, nên cho trẻ ăn theo món trẻ muốn ăn, chế biến sao để kết hợp đủ chất cho trẻ. Ngoài ra, có thể nói cho trẻ nghe về tác dụng của các loại thực phẩm, ví dụ: ăn nhiều rau sẽ có nhiều vitamin, chất xơ để khỏe mạnh, ăn tôm sẽ có nhiều canxi, sẽ mau cao lớn... Tuổi này trẻ tiếp thu rất nhanh và nhớ lâu, khi hiểu trẻ sẽ ăn rất ngoan, không kén chọn.

  • 4-6 tuổi

    • Về chất dinh dưỡng: tương tự như các thành viên khác trong gia đình

    • Về lượng: trẻ có thể ăn khẩu phần > ½ người lớn, tùy vào nhu cầu và sự hoạt động của trẻ

    • Trẻ bắt buộc phải ăn được chất xơ, không nên cho ăn nước cốt

Bài viết gần đây/mới

GHI NHỚ NGAY 4 VÙNG KHỚP DỄ BỊ ĐAU VÀ THOÁI HÓA
Khớp là nơi hai xương tiếp xúc và cung cấp sự linh hoạt cũng như khả năng tạo ra chuyển động cho cơ thể con người. Thực tế, đau khớp có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhưng những khớp phải chịu áp lực lớn hoặc hoạt động nhiều thường có nguy cơ bị đau và thoái hóa cao hơn.

Ba Mẹ Lưu Ý Các Dấu Hiệu Trẻ Bị Viêm Phổi Và Cách Chăm Sóc Trẻ
Bất cứ khi nào bố mẹ nghi ngờ các triệu chứng mắc viêm phổi của con được nêu dưới đây hãy cho trẻ đi gặp bác sĩ. Thông thường, viêm phổi sẽ được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và nghe phổi. Trong những trường hợp không rõ ràng, có thể phải cần xét nghiệm máu và chụp X- quang ngực để chẩn đoán.

By BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Mẹ Bầu Nhiễm Viêm Gan Nên Chuẩn Bị Điều GÌ Cho Kỳ Thai Sản An Toàn
Cẩm nang chăm sóc bà bầu bị viêm gan B từ A – Z . Viêm gan B là bệnh viêm gan phổ biến do virus HBV. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan và các bệnh lý gan nguy hiểm khác. Nhiều mẹ bầu nhiễm viêm gan B thường lo lắng nguy cơ lây nhiễm sang con và không biết nên kiêng gì? Hãy cùng CarePlus chăm sóc mẹ bầu nhiễm viêm gan B đúng cách nhé.

By Ths. BS.CK2 Đinh Thị Ngọc Minh

Trẻ Bị Chàm Sữa Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Hiệu Quả
Chàm sữa hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường khởi phát ở trẻ em. Bệnh thường khởi phát sớm, có tới 60% trường hợp viêm da cơ địa khởi phát bệnh trong năm đầu đời, 30% trẻ khởi phát bệnh trong 5 năm đầu tiên và chỉ 10% trẻ khởi phát bệnh sau 5 tuổi. Thông thường hơn 90% trường hợp trẻ sẽ ổn định sau 2 tuổi, chỉ 5% số trẻ bị bệnh chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn, có không ít trường hợp bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi trưởng thành.

By ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thuỳ Liên

Phụ nữ mãn kinh thường gặp các bệnh phụ khoa nào?
Bệnh phụ khoa gây ra rất nhiều phiền phức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và dễ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm. Do đó phụ nữ nên tự trang bị cho bản thân những kiến thức về chăm sóc sức khỏe phụ khoa để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

By BS. Giang Trịnh Tú Vân

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}