ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Có nên uống dầu cá Omega-3?

Omega-3 là một loại chất béo "tốt" cho tim mạch nhưng cơ thể người không tự tổng hợp được mà phải bổ sung qua thực phẩm. Tuy vậy, cho đến hiện tại, các nghiên cứu lớn chưa cho thấy hiệu quả của viên uống thực phẩm chức năng Omega-3 trong giảm biến cố tim mạch cũng như đột quỵ ở người khoẻ mạnh bình thường cũng như người có nhiều nguy cơ cao (tiểu đường, mỡ máu cao,v.v.).

Có nên uống dầu cá Omega-3?

Omega-3 là một loại chất béo "tốt" cho tim mạch nhưng cơ thể người không tự tổng hợp được mà phải bổ sung qua thực phẩm.

Omega-3 có nhiều trong loại cá, nhất là cá nhiều dầu như: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá cơm, khuyến cáo mỗi tuần nên ăn các loại cá này ít nhất 400gram. Các thực phẩm chức năng Omega-3 được nhiều người quan tâm vì thuận tiện dễ sử dụng, nhất là những người ngại nấu nướng hay ngại ăn cá.

Tuy vậy, cho đến hiện tại, các nghiên cứu lớn chưa cho thấy hiệu quả của thực phẩm chức năng (TPCN) Omega-3 trong giảm biến cố tim mạch cũng như đột quỵ ở người khoẻ mạnh bình thường cũng như người có nhiều nguy cơ cao (tiểu đường, mỡ máu cao,v.v.). Ngoài ra, một số nghiên cứu ghi nhận sử dụng liều cao (>4g/ngày) có thể tăng nguy cơ loạn nhịp tim do rung nhĩ và xuất huyết.

Vấn đề có lẽ là viên uống TPCN chỉ giúp bổ sung chất béo "tốt" nhưng không cung cấp protein, do vậy không thay đổi khẩu phần ăn từ thực phẩm ko có lợi như thịt bò sang cá. Thay đổi khẩu phần ăn sang chế độ lành mạnh là điều cốt yếu giảm nguy cơ tim mạch, điều mà không viên thuốc nào đơn độc có thể làm được!

Do đó, tại thời điểm hiện tại, khi bệnh nhân hỏi về Omega-3, có lẽ nên khuyên họ ăn ít nhất 400g cá nhiều dầu mỗi tuần thì tốt hơn. Đối với người không ăn được/dị ứng cá, có thể xem xét cho dùng, nhưng phải điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp và cân nhắc nguy cơ đối với từng bệnh nhân. Đối với người ăn chay, có thể xem xét cho họ bổ sung TPCN Omega-3 từ tảo biển (đảm bảo vụ "chay").

Bài chia sẻ của ThS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn 
Chuyên khoa Tim mạch Phòng khám Quốc tế CarePlus

Bài viết gần đây/mới

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

TÌM HIỂU 4 LOẠI XÉT NGHIỆM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Ung thư cổ tử cung là bệnh tiến triển chậm và thầm lặng, không có triệu chứng hoặc có triệu chứng khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, việc tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng. Dựa vào độ tuổi và tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn tần suất và phương pháp xét nghiệm phù hợp.

By BS. Giang Trịnh Tú Vân

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG CẦN LƯU Ý
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Nhưng phần lớn người bệnh chỉ đi khám khi đã chịu đựng hoặc tự dùng thuốc trong một thời gian dài khiến bệnh dễ tái phát và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

By Ths. BS.CK2 Đinh Thị Ngọc Minh

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}