ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Chăm sóc và điều trị bệnh cảm cúm ở người lớn

Chăm sóc và điều trị bệnh cảm cúm ở người lớn

03/08/2022 8:42:07 SA

 

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra. Cảm cúm không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể mắc và cần điều trị đúng cách. Đặc biệt, tuổi tác càng cao, hệ miễn dịch ở người cảm suy giảm, do đó những người có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên khi mắc bệnh cúm sẽ có nguy cơ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm hơn so với người trẻ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh diễn tiến nặng sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi thậm chí tử vong.

1. Các triệu chứng của bệnh cúm là gì?

Các triệu chứng của bệnh cúm thường xuất hiện rất sớm bao gồm: sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho khan, sốt, nhức mỏi cơ thể, ớn lạnh, mệt mỏi, đuối sức, khó chịu ở ngực, đau đầu.

Người lớn trên 65 tuổi cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu mắc phải bất kỳ triệu chứng nào ở trên. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm thời gian điều trị và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.

2. Đối tượng nào dễ bị cúm?

Đối với người lớn, các đối tượng sau cần chú ý có nguy cơ mắc cúm cao và diễn tiến nặng hơn:

  • Người lớn >65 tuổi
  • Những người có bệnh mãn tính: Tiểu đường, tim phổi, suy thận, suy gan và suy giảm miễn dịch
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ
  • Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức, rối loạn thần kinh, động kinh,…
  • Những người làm việc ở môi trường đông người như trường học, bệnh viện, công sở có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

3. Những biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh cúm ở người lớn

Người trẻ tuổi và người có hệ miễn dịch khỏe mạnh thường ít gặp biến chứng khi mắc bệnh cúm. Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khoảng 85% các ca tử vong liên quan đến cúm mùa xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên và 70% số ca nhập viện ở cùng một nhóm tuổi.

Các biến chứng nguy hiểm do cảm cúm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người lớn có thể kể đến:

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Các triệu chứng của viêm phế quản có thể bao gồm: Ho ra đờm màu vàng, xám hoặc xanh lá cây, Mệt mỏi, Khó thở, Sốt, Đau ngực.

Viêm phổi

Viêm phổi là một biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây suy tạng. Viêm phổi có thể gây đau ngực, khó thở và ho dữ dội. Nhiễm trùng phổi có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng trong phổi hoặc áp xe phổi.

Các biến chứng khác có thể xảy ra với bệnh cúm bao gồm bị viêm xoang, nhiễm trùng tai, viêm ở tim, não và cơ.  Nó cũng có thể dẫn đến suy đa tạng. Nếu người bệnh cũng mắc hen suyễn hoặc bệnh tim, vi rút cúm sẽ khiến những bệnh này nặng hơn.

4. Điều trị bệnh cúm

Thông thường bệnh cúm có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Đối với các trường hợp mắc cúm, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại chỗ, chỉ một số ít bệnh nhân chuyển biến nặng cần phải cấp cứu kịp thời.

Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị cúm như sau:

  • Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
  • Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống nhiều nước, ăn uống chế độ hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đồ ăn dễ tiêu hóa, hạn chế uống nước lạnh.
  • Tắm nước ấm, bận quần áo nhẹ, thông thoáng để giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Nếu trường hợp sau 7 ngày các triệu chứng vẫn chưa thuyên giảm, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. Trong thời gian đó, người bệnh nên hạn chế ra ngoài những nơi công cộng hoặc tiếp xúc với nhiều người, nếu có thì phải mang khẩu trang y tế.

Những trường hợp tiến triển nặng, người nhà cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở khám chữa bệnh để kịp thời cấp cứu và điều trị để được theo dõi, xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc kháng virus phù hợp.

Ngoài ra, đối với người cao tuổi nên đi khám ngay trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi có các triệu chứng cảm cúm. Lúc này, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian của bệnh và giảm triệu chứng nhiễm trùng. Sau 48 giờ, điều trị kháng virus sẽ ít có hiệu quả hơn nhưng vẫn có thể được chỉ định cho người bệnh có nguy cơ biến chứng cao.

5. Phòng ngừa cúm

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra là tiêm vắc xin cúm. Tiêm vắc xin cúm đầy đủ, đúng lịch, nhất là các đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch. Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) khuyến cáo nên tiêm ngừa cúm từ 6 tháng tuổi trở và nhắc lại mỗi năm.

Thêm vào đó, Bộ Y tế cũng khuyến cáo nên thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa bệnh cúm:

  • Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm: Nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Vệ sinh cá nhân cẩn thận: Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà bông tiệt trùng sau khi cầm nắm đồ vật hoặc đến nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc người nghi mắc cúm, tránh tập trung nơi đông người trong mùa dịch.
  • Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc với dung dịch sát khuẩn, mở cửa sổ thông thoáng.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng việc tập luyện thể dục, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Nguồn tham khảo: CDC

Bài viết liên quan

PHÂN BIỆT CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA COVID-19 VỚI CẢM LẠNH THÔNG THƯỜNG, CÚM & DỊ ỨNG
Cùng là những bệnh tác động tới hệ hô hấp của con người nên dễ xảy ra nhầm lẫn về một số triệu chứng giữa các bệnh như COVID-19 với dị ứng, cúm và cảm lạnh thông thường.

Môi trường làm việc có nguy cơ lây nhiễm virus CÚM cao thứ 2 chỉ sau bệnh viện
Cúm là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng. Bệnh do virus cúm gây ra và khả năng lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh cúm có thể có các biến chứng nguy hiểm, thậm chí TỬ VONG nếu không chữa trị kịp thời.

Hiểu lầm bất tận về CẢM & CÚM - Giống hay Khác nhau?
Nhiều người lầm tưởng Cảm và Cúm giống nhau vì hai cả hai đều do virus (siêu vi) gây ra và có nhiều biểu hiện thường gặp tại đường hô hấp trên như hắt hơi, chảy, nghẹt mũi, đau họng, ho, sốt, đau nhức mỏi người,…Ngoài ra, mọi người cũng thường hay gọi cảm là cảm cúm.

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Hô hấp (Hen suyễn, COPD,...)
Các bệnh hô hấp thường gặp bao gồm: viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi. Các bệnh này chiếm khoảng 80% số các bệnh lý hô hấp, bên cạnh đó, còn nhiều bệnh hô hấp khác, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ ít hơn, như: giãn phế quản, viêm phổi kẽ, bụi phổi, các biểu hiện phổi trong các bệnh hệ thống, nội tiết, cơ xương khớp, thận…Hầu hết các bệnh lý hô hấp đều có biểu hiện ho, khạc đờm, đau ngực hoặc khó thở, sốt,...tùy theo từng bệnh lý cụ thể, mà các triệu chứng có thể có những biểu hiện, diễn biến khác nhau. Chình vì vậy, đừng chần chừ thăm khám với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào liên quan đến hô hấp để được phát hiện sớm bệnh và có kế hoạch điều trị kịp thời. ₫300.000

Khám bệnh Hô hấp (Ho, Hen suyễn...)
Khò khè, Cảm lạnh, Nấc cụt, Nhiễm trùng đường hô hấp,...là những vấn đề Hô hấp thường gặp ở trẻ em. Bệnh hô hấp ảnh hưởng đến nhiều sức khỏe tổng thể của trẻ. Dịch vụ khám tư vấn từ xa các bệnh Hô hấp nhi của CarePlus giúp kết nối ba mẹ và những người chăm sóc trẻ với các bác sĩ Nhi khoa tận tâm và giàu kinh nghiệm hàng đầu của CarePlus, để hướng dẫn ba mẹ các biện pháp chăm sóc đúng cách và tư vấn cụ thể để ba mẹ cám thấy an tâm hơn trong giai đoạn dịch bệnh. ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}