ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

CẢNH BÁO NGUY CƠ ĐAU MẮT ĐỎ MÙA MƯA BÃO

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh phổ biến trong mùa mưa, đặc biệt tại các khu vực thiếu nước sạch, với tốc độ lây lan nhanh chóng và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Adeno gây ra do lây qua đường hô hấp và tồn tại lâu trong môi trường, dễ phát tán trong cộng đồng có tiếp xúc gần.

CẢNH BÁO NGUY CƠ ĐAU MẮT ĐỎ MÙA MƯA BÃO

20/09/2024 2:44:35 CH

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS.CK2. Khương Thị Kha Ly - Chuyên khoa Mắt tại Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus

Do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, những ngày gần đây, lượng mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều tuần kéo theo độ ẩm không khí tăng cao, nhiệt độ từ 20 - 30 độ C tạo điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật, virus phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, mưa lớn và lũ lụt kéo theo các chất bẩn từ môi trường, nước ngập lắng đọng dễ hòa tan các chất độc gây kích ứng, dị ứng và tăng nguy cơ lây lan các bệnh về mắt, đặc biệt là bệnh đau mắt đỏ.

ĐAU MẮT ĐỎ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

  • Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh phổ biến trong mùa mưa, đặc biệt tại các khu vực thiếu nước sạch, với tốc độ lây lan nhanh chóng và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Adeno gây ra do lây qua đường hô hấp và tồn tại lâu trong môi trường, dễ phát tán trong cộng đồng có tiếp xúc gần.
  • Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2-3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh và các triệu chứng khởi phát ban đầu như ngứa, cộm, mắt đỏ, cảm giác như có cát trong mắt, mắt khó chịu, ghèn dính mí mắt sau khi thức dậy. Ban đầu, chỉ xuất hiện tình trạng viêm đỏ ở một bên mắt và thường lây sang mắt còn lại sau vài ngày.
  • Một số trường hợp có thể bị xuất huyết dưới kết mạc, kèm theo viêm họng, sốt nhẹ, chảy nước mũi, sưng hạch trước tai và cơ thể mệt mỏi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương giác mạc, viêm giác mạc, làm suy giảm thị lực trong thời gian dài.
  • Ở trẻ em, đau mắt đỏ thường nặng hơn do hệ miễn dịch yếu và mô quanh mắt dễ sưng phù. Khi phát hiện trẻ có triệu chứng mắt sưng, đỏ và nhiều ghèn, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sớm để ngăn chặn bệnh trở nên nghiêm trọng.


PHÒNG BỆNH BẰNG CÁCH NÀO?

Mặc dù đau mắt đỏ có khả năng lây lan rất cao, nhưng bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh nếu tuân thủ các nguyên tắc “vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh”:

- Tránh đưa tay dụi mắt
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt sau khi chạm vào các đồ vật sử dụng chung do bệnh lây qua nước mắt và ghèn có chứa tác nhân gây bệnh. Người bệnh đau mắt đỏ thường lấy tay dụi mắt và dễ cầm nắm vào các vật sử dụng chung ở nhà, trường học, nơi làm việc,….
- Hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh.
- Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như khăn mặt, kính mắt.
- Giữ vệ sinh nhà cửa và môi trường sống sạch sẽ.

Đối với người đang mắc bệnh:

- Không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt hay thuốc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Không sử dụng các biện pháp dân gian không đảm bảo an toàn như xông hơi lá trầu, nặn chanh, đắp lá cây, nha đam, sử dụng mật gấu, sữa mẹ... vì có thể khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
- Nếu có triệu chứng hô hấp, đeo khẩu trang để ngăn lây lan virus qua dịch hầu họng.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và sau mỗi lần nhỏ mắt.
- Hạn chế ra ngoài, đặc biệt đến nơi đông người khi mắt còn đỏ và chảy nước để tránh lây bệnh.
- Tránh dụi mắt, thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh cho mắt.
- Đeo kính bảo vệ mắt và vệ sinh kính hàng ngày.
- Giặt khăn mặt bằng xà phòng, phơi dưới ánh nắng mặt trời, và không dùng chung đồ cá nhân với người khác.

👉 Nếu có các triệu chứng đau mắt đỏ, cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp mắt nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng.

☎️ Liên hệ với CarePlus để được tư vấn hoặc đặt lịch khám qua hotline miễn phí: 1800 6116,.

Bài viết liên quan

Bao lâu rồi chúng ta chưa đi khám mắt?
Khám mắt luôn là một trong những điều hết sức quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt cũng như phát hiện sớm những vấn đề về thị lực.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

7 bệnh có thể phát hiện khi khám mắt
Mắt là bộ phận duy nhất trong cơ thể của bạn mà bác sĩ có thể nhìn thấu cả thần kinh và mạch máu nên thông thường, một số bệnh có thể được phát hiện đầu tiên thông qua một kiểm tra mắt.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ
Người bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) tại TP.HCM đang tăng nhanh, ngành y tế thành phố đã tìm được tác nhân chính gây bệnh là enterovirus (86%)

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

Bài viết gần đây/mới

TÌM HIỂU VỀ CĂN BỆNH THALASSEMIA (TAN MÁU BẨM SINH)
Theo Viện Huyết học –Truyền máu trung ương năm 2022 tất cả 63 tỉnh và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh; với tỷ lệ mang gen bệnh trên 13% thì ước tính có khoảng 14 triệu người mang gen bệnh trên cả nước; nhiều dân tộc tỷ lệ mang gen thalassemia lên tới 30 – 40%, riêng dân tộc Kinh là 9,8%.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

XÉT NGHIỆM IGE ĐẶC HIỆU 72 DỊ NGUYÊN – TRUY TÌM CĂN NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những phản ứng kì lạ mà không rõ nguyên nhân, đừng ngần ngại kiểm tra với “Xét nghiệm IgE đặc hiệu 72 dị nguyên” để tìm ra giải pháp cho vấn đề sức khỏe của mình!

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

GIẢI PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN LỰC ĐỂ TỐI ĐA NĂNG SUẤT TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Bên cạnh chế độ lương thưởng, càng ngày người lao động càng có những mong muốn thiết thực hơn về phúc lợi sức khỏe và môi trường làm việc, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế biến động hiện tại. Tham khảo ngay các giải pháp chăm sóc sức khỏe nguồn nhân lực để tối ưu năng suất làm việc từ Hệ thống Phòng khám CarePlus!

ĐỪNG GIẢM CÂN CẤP TỐC - HÃY GIẢM CÂN KHOA HỌC
Thật sự rất khó để cưỡng lại sức hấp dẫn của các mẹo "giảm cân cấp tốc". Nhưng nếu áp dụng chúng trong suốt thời gian dài, sẽ gây ra nhiều nguy hại đến sức khỏe. Tìm hiểu rủi ro khi giảm cân cấp tốc trong bài viết dưới đây!

KIẾN BA KHOANG VÀO MÙA - NHẬN BIẾT & ĐỀ PHÒNG “VIÊM DA”
Khác với các loại kiến thông thường, kiến ba khoang khi tấn công sẽ tạo nên ‘’Viêm da’’ và nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây viêm da nặng hơn, thậm chí nhiễm khuẩn và loét. Những người bị "đốt" thực ra là do tiếp xúc với dịch tiết của kiến. Vậy cần làm gì để phòng ngừa bị viêm da do kiến ba khoang đốt đặc biệt trong mùa mưa này và điều trị như thế nào là đúng cách?

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Mắt
Khám tư vấn các bệnh Mắt như đau mắt đỏ, viêm kết mạc dị ứng, viên da mi do côn trùng cắn hay do dị ứng thức ăn, chắp lẹo mi, ... ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}