ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

7 bệnh có thể phát hiện khi khám mắt

Mắt là bộ phận duy nhất trong cơ thể của bạn mà bác sĩ có thể nhìn thấu cả thần kinh và mạch máu nên thông thường, một số bệnh có thể được phát hiện đầu tiên thông qua một kiểm tra mắt.

7 bệnh có thể phát hiện khi khám mắt

04/01/2022 8:57:21 SA

Mắt là bộ phận duy nhất trong cơ thể của bạn mà bác sĩ có thể nhìn thấu cả thần kinh và mạch máu nên thông thường, một số bệnh có thể được phát hiện đầu tiên thông qua một kiểm tra mắt.

Bên cạnh những bệnh về mắt có thể gây giảm thị lực, ví dụ như bệnh tăng nhãn áp, hay bệnh thoái hóa điểm vàng, kiểm tra mắt cũng có thể phát hiện ra những vấn đề sức khỏe khác.

Việc duy trì khám mắt định ít nhất 1 năm/ 1 lần không chỉ giúp tầm soát sức khỏe đôi mắt, mà còn có thể phát hiện những bệnh lý nghiêm trọng khác của cơ thể. Bao gồm:

Bệnh tiểu đường khi không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường.

Huyết áp cao: Nếu các mạch máu ở mắt bị thu hẹp hoặc bắt đầu bị rò rỉ thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh huyết áp cao.

Đột quỵ: Một vài biểu hiện có thể thấy khi khám mắt như đốm nhỏ màu xám trong tầm nhìn, thị lực mờ dần ở một hoặc hai mắt…

Mỡ máu cao: Một vòng màu xám hoặc trắng xuất hiện xung quanh giác mạc. Đối với người lớn tuổi có thể là biểu hiện của sự lão hóa. Còn với người trẻ, có thể đang bị mỡ máu cao.

Tổn thương gan: Tình trạng vàng mắt có thể là biểu hiện của bệnh gan do lượng Bilirubin cao (chất được tạo ra nhiều hơn khi gan bị viêm hoặc tổn thương).

Cường giáp: Mắt bị lồi, xuất hiện chứng nhìn đôi và mất thị lực có thể là biểu hiện của tình trạng tuyến giáp tiết ra quá nhiều hoóc môn.

Thoái hóa điểm vàng: Biểu hiện đặc trưng là các cặn nhỏ màu vàng – do chất thải tích tụ – hình thành dưới võng mạc. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ngăn chất dinh dưỡng đi đến võng mạc, khiến lớp tế bào này chết đi. Từ đó dẫn đến thoái hóa và mất chức năng thị giác.

Đục thủy tinh thể: Tình trạng thị lực như bị kéo mây; mắt mờ khi nhìn vào ánh sáng của đèn pha đối diện lúc chạy xe vào buổi tối.

Mọi vấn đề cần được giải đáp về các bệnh lý về mắt, bạn vui lòng liên hệ qua hoặc đến trực tiếp Phòng Khám CarePlus để được bác sĩ tư vấn tận tình nhé!

Để đặt lịch khám và tìm hiểu kiến thức chuyên môn, bạn có thể tham khảo thông qua: https://careplusvn.com/vi/khoa-mat

Bài viết gần đây/mới

TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH ZONA THẦN KINH (GIỜI LEO)
Bệnh Zona hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh Giời leo. Đây là bệnh lý da nhiễm siêu vi gây ra do sự tái hoạt động của các virut thuỷ đậu VARICELLA ZOSTER. Từ đó gây nên các biểu hiện ở da và thần kinh. Sau khi đã biết về bệnh chúng ta có thể phòng tránh hiệu quả hơn.

By ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thuỳ Liên

AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ
Người bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) tại TP.HCM đang tăng nhanh, ngành y tế thành phố đã tìm được tác nhân chính gây bệnh là enterovirus (86%)

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở CÁC LỨA TUỔI CÓ GIỐNG NHAU?
Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá mức khối mỡ và chính tình trạng dư thừa khối mỡ làm tăng nguy cơ các bệnh lý như đái tháo đường, gout, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, ung thư… Do vậy, mục tiêu cốt lõi của điều trị béo phì là làm giảm khối mỡ để kiểm soát các biến chứng.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

NHỮNG AI NÊN ĐI TẦM SOÁT TIM MẠCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẦM SOÁT TIM MẠCH⁉️
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Mắt
Khám tư vấn các bệnh Mắt như đau mắt đỏ, viêm kết mạc dị ứng, viên da mi do côn trùng cắn hay do dị ứng thức ăn, chắp lẹo mi, ... ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}