ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

CẢNH BÁO BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TĂNG NHANH Ở TP.HCM

Về tình hình chung của 20 tỉnh phía Nam, theo báo cáo của Viện Pasteur TP. HCM, tổng số ca mắc trong 19 tuần đầu năm 2024 là 13.495 ca, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 55% so với trung bình cùng kỳ 5 năm trước; số ca mắc những tuần gần đây của khu vực cũng đang gia tăng so với những tuần trước đó; đã có 01 ca tử vong.

CẢNH BÁO BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TĂNG NHANH Ở TP.HCM

Đến trưa 30-5, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ ngày 20-5 đến 26-5 (tuần 21), tại TP.HCM đã ghi nhận 581 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 26% so với trung bình 4 tuần trước.

Trong 20 tuần đầu năm 2024, TP.HCM có 4471 ca mắc tay chân miệng đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023 và tương đương với số trung bình của 5 năm 2018-2022; số ca bệnh nặng (từ độ 2b trở lên) là 40 ca; không có ca tử vong, và hệ thống giám sát chưa phát hiện tác nhân Enterovirus 71  – tác nhân thường gây ra những vụ dịch lớn với nhiều ca bệnh nặng, biến chứng nguy hiểm về thần kinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần nâng cao kiến thức, chủ động trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị cho trẻ. 

Bài viết tham vấn y khoa bởi ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc - Chuyên Khoa Nhi - Hệ Thống Phòng Khám CarePlus 

Hiểu về bệnh tay chân miệng 

Bệnh tay chân miệng (Hand, Foot, Mouth Disease – HFMD) là một bệnh nhiễm virus cấp ở trẻ gây ra bởi các loại virus thuộc loài A-human enteroviruses (HEVA), chi Enterovirus, họ Picornaviridae. Trong đó, những tác nhân gây bệnh  thường gặp nhất là Coxsackievirus (CV) A10, A14, -A16 và Enterovirus 71 (EV71). Trong đó, đa số các trường hợp bệnh nhân nặng và tử vong là do EV71. 

Mọi người đều có thể mắc bệnh, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh thường xảy ra theo 2 mùa trong năm, từ tháng 3 đến tháng 5 và sau đó từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm. 

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng thường sẽ lần lượt có biểu hiện mệt mỏi, có thể sốt và xuất hiện các mụn nước có kích thước từ 2 – 10 mm, màu trắng, hình bầu dục, mọc nhiều ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau, không ngứa. Mụn nước còn xuất hiện trong miệng và khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng làm trẻ đau, quấy và bỏ ăn. 

Đa số các trường hợp bệnh sẽ tự khỏi, nhưng nếu bệnh do tác nhân Enterovirus 71, một số trẻ có biến chứng rất nguy hiểm là viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não. Khi trẻ có biến chứng nếu không điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ. 

Những dấu hiệu nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay? 

Một trẻ bị bệnh tay chân miệng cần đưa đến bệnh viện chuyên khoa ngay khi có một trong những dấu hiệu sau: 

- Sốt cao hoặc sốt trên 2 ngày 

- Ói nhiều, bỏ bú 

- Giật mình, hốt hoảng, chới với (trẻ nẩy người, mở mắt, rồi thiu thiu ngủ lại) 

- Khó ngủ hoặc li bì, quấy khóc liên tục 

- Run chi, co giật 

- Yếu liệt tay hoặc chân, đi loạng choạng 

- Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh 

Cách phòng bệnh tay chân miệng 

Bệnh tay chân miệng không có miễn dịch vĩnh viễn, do đó có thể mắc lại. Mặt khác, do có nhiều tác nhân khác nhau gây bệnh nên đã bệnh rồi vẫn có thể mắc lại. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng tại Việt Nam. 

Virus chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc với dịch mũi hoặc họng của người bệnh, nước bọt, chất dịch từ mụn nước hoặc phân. Do đó, để phòng bệnh tay chân miệng, Sở Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện theo phương châm "3 sạch": ăn (uống) sạch, ở sạch, bàn tay và chơi đồ chơi sạch. Cụ thể là: 

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. 

- Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. 

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày. 

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm vì chưa có vắc xin phòng bệnh và có thể gây tử vong ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy bảo vệ con trẻ và phòng bệnh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.  

Bài viết liên quan

Bệnh tay chân miệng: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Nắm Tay Con Vượt Qua Mùa Bệnh Tay Chân Miệng
Bệnh TCM ở trẻ em đang diễn tiến phức tạp và đã có những ca tử vong được báo cáo. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, chỉ cần bình tĩnh hiểu đúng về bệnh: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, ba mẹ sẽ có thể cùng con vượt qua mùa bệnh thật nhẹ nhàng.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Mùa cao điểm của tay chân miệng đã quay lại!
''Trong tuần đầu tháng 7, số trẻ đến khám và nhập viện vì bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng đều tăng. Các chuyên gia dự đoán mùa cao điểm của sốt xuất huyết và tay chân miệng đã quay lại.'' (Nguồn: Báo tuổi trẻ) Vì vậy, ba mẹ cần hiểu rõ về dấu hiệu nhận biết, biện pháp chăm sóc đúng cách và cách phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi bệnh truyền nhiễm Tay Chân Miệng.

Dấu hiệu nhận biết, Cách chăm sóc và Phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng
Đến nay cả nước đã ghi nhận 5.545 ca mắc tay chân miệng, trong đó 1 trường hợp tử vong. Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây. Do đó, ba mẹ hãy nâng cao nhận thức về các dấu hiệu của bệnh, cách chăm sóc và các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc bệnh.

“Trẻ giật mình chới với”: Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng
Bác sĩ Lại Thị Bích Thủy lưu ý tới phụ huynh, nếu thấy con em mình biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay chân mông gối, loét miệng, kèm thêm việc xuất hiện một trong các triệu chứng giật mình chới với, ói nhiều, sốt cao khó hạ, thở bất thường, run tay chân, đi loạng choạng, ngồi không vững, nuốt khó, co giật,… Đó là những dấu hiệu mà phụ huynh phải đưa con đi bệnh viện ngay.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}