ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

“Trẻ giật mình chới với”: Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng

Bác sĩ Lại Thị Bích Thủy lưu ý tới phụ huynh, nếu thấy con em mình biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay chân mông gối, loét miệng, kèm thêm việc xuất hiện một trong các triệu chứng giật mình chới với, ói nhiều, sốt cao khó hạ, thở bất thường, run tay chân, đi loạng choạng, ngồi không vững, nuốt khó, co giật,… Đó là những dấu hiệu mà phụ huynh phải đưa con đi bệnh viện ngay.

“Trẻ giật mình chới với”: Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng

Bệnh tay chân miệng là một loại virus phổ biến ở trẻ em thường gặp vào mùa hè và đầu mùa thu, hiện nay bệnh chưa có vaccine phòng ngừa.  

Phụ huynh cần lưu ý trong bối cảnh bệnh đang bắt đầu vô giai đoạn gia tăng. Hãy theo dõi các triệu chứng sớm của bệnh, tránh diễn tiến nặng. Trong đó giật mình chới với chính là biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị kịp có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não,...   

Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng 

Sau đây là 3 giai đoạn tiến triển bệnh mà cha mẹ cần lưu ý để chăm sóc trẻ khi bị bệnh: 

  • Giai đoạn ủ bệnh: Các triệu chứng thường xuất hiện từ 3 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Giai đoạn này các triệu chứng bao gồm sốt nhẹ, đốm hoặc phát ban, và vết loét trong hoặc xung quanh miệng. 
  • Giai đoạn nguy hiểm: Trong suốt ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của nhiễm trùng, các đốm nhỏ sẽ biến thành mụn nước, chúng có thể gây khó chịu cho trẻ khi xuất hiện ở lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay. Nếu mụn nước đã hình thành trong miệng hoặc cổ họng có thể gây đau đớn, khiến bé bỏ ăn uống do cơn đau. 

Điều quan trọng tại thời điểm này là theo dõi lượng thức ăn và nước uống, vì trẻ có nguy cơ mất nước do bỏ ăn uống vì nuốt khó khăn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên theo dõi cơn sốt. Nếu nhiệt độ sốt tăng quá cao, bệnh nhân có thể bị co giật. Nguy cơ co giật do sốt này cao hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

  • Giai đoạn hồi phục: Sau ngày thứ 6 của nhiễm trùng, nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân sẽ trở lại bình thường và các mụn nước sẽ bắt đầu lành. 

Trẻ giật mình chới với - Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng 

Đa số trẻ bị tay chân miệng sẽ tự khỏi, mặc dù được xem là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm màng não, tổn thương tim và khó thở, dễ diễn tiến suy tuần hoàn, có thể tử vong,… Trong đó biểu hiện giật mình chới với ở trẻ bị tay chân miệng là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nhiễm độc thần kinh. 

 Biểu hiện này khá đặc biệt, không phải trẻ ngủ lăn qua lăn lại rồi khóc, mà là giật nảy mình, chới với khi đặt nằm xuống. Phụ huynh có thể nhận biết biểu hiện giật mình chới với ở con như sau: 

> Bé vừa ngủ thì giật nảy người, nâng hai tay hai chân, mở mắt nhìn lên rồi nhắm mắt thiu thiu. Ở tình trạng nặng, trẻ sẽ bị giật mình liên tục hoặc giật mình ngay cả lúc ngủ sâu. Nhiều trường hợp bé vừa nằm ngửa đã bị giật mình, thậm chí có trẻ giật mình ngay cả khi đang chơi đùa 

> Cha mẹ cần để ý quan sát tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không. Ngoài ra, một số trẻ sẽ đi không vững như bình thường, có biểu hiện nôn, nhợn ói liên tục.  

Bác sĩ Lại Thị Bích Thủy lưu ý tới phụ huynh, nếu thấy con em mình biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay chân mông gối, loét miệng, kèm thêm việc xuất hiện một trong các triệu chứng giật mình chới với, ói nhiều, sốt cao khó hạ, thở bất thường, run tay chân, đi loạng choạng, ngồi không vững, nuốt khó, co giật,… Đó là những dấu hiệu mà phụ huynh phải đưa con đi bệnh viện ngay. 

Điều trị và chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng đúng cách 

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc tại nhà, sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của Bác sĩ. 

  • Giảm sốt: Có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt và giảm đau miệng cho trẻ. Liều dùng tùy theo cân nặng và theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa thành phần Aspirin 

  • Chế độ dinh dưỡng: Trẻ có thể biếng ăn do đau miệng nên ba mẹ không nên cho trẻ ăn đồ nóng, cay, chua. Ưu tiên các thức ăn loãng, nguội, mềm, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa,… 
    Nếu bé từ chối ăn không nên cưỡng ép mà hãy cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để thay thế. 
    Hoa quả trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ trong khi điều trị bệnh TCM.  
    Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày. 

  • Cho trẻ uống nước nhiều, nghỉ ngơi, đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. 

  • Mặc đồ mỏng và thoáng cho trẻ. 

  • Sử dụng nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ. 

  • Theo dõi sát dấu hiệu nặng để đưa trẻ nhập viện ngay 

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. 

Đừng chần chừ thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi của CarePlus nếu bé có bất cứ triệu chứng bất thường nào để được phát hiện sớm bệnh tay chân miệng và điều trị kịp thời. 

Bài viết liên quan

Bệnh tay chân miệng: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Nắm Tay Con Vượt Qua Mùa Bệnh Tay Chân Miệng
Bệnh TCM ở trẻ em đang diễn tiến phức tạp và đã có những ca tử vong được báo cáo. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, chỉ cần bình tĩnh hiểu đúng về bệnh: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, ba mẹ sẽ có thể cùng con vượt qua mùa bệnh thật nhẹ nhàng.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Mùa cao điểm của tay chân miệng đã quay lại!
''Trong tuần đầu tháng 7, số trẻ đến khám và nhập viện vì bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng đều tăng. Các chuyên gia dự đoán mùa cao điểm của sốt xuất huyết và tay chân miệng đã quay lại.'' (Nguồn: Báo tuổi trẻ) Vì vậy, ba mẹ cần hiểu rõ về dấu hiệu nhận biết, biện pháp chăm sóc đúng cách và cách phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi bệnh truyền nhiễm Tay Chân Miệng.

Dấu hiệu nhận biết, Cách chăm sóc và Phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng
Đến nay cả nước đã ghi nhận 5.545 ca mắc tay chân miệng, trong đó 1 trường hợp tử vong. Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây. Do đó, ba mẹ hãy nâng cao nhận thức về các dấu hiệu của bệnh, cách chăm sóc và các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Bài viết gần đây/mới

Hiểu thêm về Nổi Mày Đay và Phù Mạch
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Nhi sơ sinh
Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh. Dịch vụ khám tư vấn từ xa các bệnh Nhi sơ sinh của CarePlus giúp kết nối ba mẹ và những người chăm sóc trẻ với các bác sĩ Nhi khoa tận tâm và giàu kinh nghiệm hàng đầu của CarePlus, để hướng dẫn ba mẹ các biện pháp chăm sóc đúng cách và tư vấn cụ thể để ba mẹ cám thấy an tâm hơn trong giai đoạn dịch bệnh. ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}