ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Mùa cao điểm của tay chân miệng đã quay lại!

''Trong tuần đầu tháng 7, số trẻ đến khám và nhập viện vì bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng đều tăng. Các chuyên gia dự đoán mùa cao điểm của sốt xuất huyết và tay chân miệng đã quay lại.'' (Nguồn: Báo tuổi trẻ) Vì vậy, ba mẹ cần hiểu rõ về dấu hiệu nhận biết, biện pháp chăm sóc đúng cách và cách phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi bệnh truyền nhiễm Tay Chân Miệng.

Mùa cao điểm của tay chân miệng đã quay lại!

16/07/2020 9:44:00 SA

1. Bệnh tay chân miệng (TCM) là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các loại siêu vi trùng đường ruột gây ra. Hai tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là trẻ dưới 3 tuổi.

2. Biểu hiện của bệnh TCM như thế nào?

Khoảng 3-6 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh tay chân miệng, các triệu chứng đầu tiên như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, quấy khóc, biếng ăn sẽ xuất hiện. Trẻ nhiễm EV71 thường có thêm biểu hiện tiêu chảy vài lần trong ngày, nôn ói. Sau đó, phát ban có mụn nước nhỏ, xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón chân và thường ấn không đau. Bóng nước ở da sẽ tự xẹp đi, có thể để lại vết thâm sau 5 đến 7 ngày, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Bóng nước cũng xuất hiện trong miệng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi, họng và khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng gây đau và bỏ ăn, chảy nước miếng. Triệu chứng trong vài ngày đầu thường nặng nhất nhưng biến mất hoàn toàn trong vòng một tuần.

3. Bệnh TCM có nghiêm trọng không?

Đa số các trường hợp bệnh tự khỏi. Vấn đề thường gặp ở trẻ bệnh TCM là mất nước, do trẻ đau miệng và uống không đủ dịch. Tuy nhiên, những trận dịch Tay chân miệng gần đây cho thấy EV71 có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và gây biến chứng toàn thân nghiêm trọng có thể tử vong ở một số trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

4. Chăm sóc trẻ bị TCM như thế nào?

Giảm sốt: Có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt và giảm đau miệng cho trẻ. Liều dùng tùy theo cân nặng và theo hướng dẫn của bác sĩ. Mặc đồ mỏng và thoáng cho trẻ.

Cho trẻ uống thêm dịch: Cho trẻ ăn thêm thức ăn lỏng dễ tiêu. Thức ăn, nước uống lạnh giúp trẻ dễ ăn hơn.

Giảm đau miệng: paracetamol hoặc ibuprofen cũng có thể giúp giảm đau miệng.

5. Bệnh TCM có lây không?

Trẻ bị TCM có thể phát tán virus cho mọi người xung quanh. Bệnh thường gây lây nhiễm nhiều nhất trong tuần đầu tiên, do đó, có thể cho trẻ nghỉ học ít nhất 1 tuần đến 10 ngày.

6. Bệnh TCM lây truyền như thế nào?

Virus gây bệnh TCM thường lây lan qua tiếp xúc giữa người với người theo những cách khác nhau:

- Đường hô hấp:

Do tiếp xúc với những giọt nhỏ chứa virus được bắn ra từ đường hô hấp khi trẻ ho, hắt hơi hoặc thậm chí khi nói chuyện.

Do tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp (chất nhầy mũi hoặc nước bọt) trên các vật dụng bị lây nhiễm bởi người bệnh.

- Đường phân-miệng:

Do tiếp xúc với phân của trẻ bị bệnh. Thường do tay của trẻ bệnh bị nhiễm bẩn khi đi vệ sinh, sau đó chúng sờ chạm và làm lây nhiễm các vật dụng chung quanh. Những trẻ khỏe mạnh khác có thể sờ chạm vào các vật dụng này, rồi vô tình đưa tay vào miệng và nhiễm bệnh.

7. Làm thế nào để ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của bệnh TCM?

- Dạy trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho bằng khăn giấy, hoặc bằng tay áo nếu không có sẵn khăn giấy. Dạy mọi người rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với chất tiết nhầy. Thay quần áo bị lây nhiễm.

- Rửa tay sau khi thay tã.

- Giặt, rửa và khử trùng đồ chơi đã tiếp xúc với dịch tiết, nước bọt của trẻ.

- Tránh ăn uống chung, hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như đồ dùng ăn uống, bàn chải đánh răng và khăn tắm.

- Không ôm, hôn và dùng chung tách uống nước hoặc các đồ dùng khác ác con bạn ở chung phòng, hay cho chúng ở riêng trong giai đoạn bệnh lây nhiễm cao nhất.

- Khử trùng bề mặt hay các vật dụng mà trẻ tiếp xúc thường xuyên, rất hữu ích để phòng tránh lây nhiễm bệnh cho anh chị của trẻ.

8. Trẻ có thể đi học khi đang bị Tay Chân Miệng không?

Thông thường, trẻ vẫn có thể đi học, trừ khi:

- Trẻ không được khỏe, hoặc có sốt.

- Trẻ có nhiều vết loét miệng.

- Hoặc thầy cô giáo không thể chăm sóc tốt cho trẻ.

Tốt nhất, nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà trong tuần đầu để cha mẹ theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu nặng của bệnh. Đồng thời đây là giai đoạn bệnh lây nhiễm cao nhất, cho trẻ ở nhà giúp hạn chế phát tán bệnh.

9. Trẻ đã bị TCM có thể bị lại nữa không?

Trẻ vẫn có thể bị lại bệnh TCM do nhiễm cùng loại virus trước đó hoặc do nhiễm loại virus khác gây bệnh TCM.

Bài viết liên quan

Bệnh tay chân miệng: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Nắm Tay Con Vượt Qua Mùa Bệnh Tay Chân Miệng
Bệnh TCM ở trẻ em đang diễn tiến phức tạp và đã có những ca tử vong được báo cáo. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, chỉ cần bình tĩnh hiểu đúng về bệnh: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, ba mẹ sẽ có thể cùng con vượt qua mùa bệnh thật nhẹ nhàng.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}