ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bé bị nấc cụt hoài có sao không? Biện pháp vật lý giúp giảm nấc cụt

Bé bị nấc cụt hoài có sao không? Biện pháp vật lý giúp giảm nấc cụt

Nấc cụt là một hiện tượng khá phổ biến mà đa số ai cũng đã từng bị một lần trong đời. Người ta cũng đã ghi nhận thai nhi trong bụng mẹ cũng “nấc cụt”. Hiện tượng nấc cụt chưa rõ ràng về lợi ích của nó, nhưng được xem là sự trưởng thành về trung khu thần kinh hô hấp và những hoạt động tập thở của trẻ trong bụng mẹ.

Nấc cụt xảy ra do sự không đồng bộ của hoạt động cơ hoành (cơ nằm giữa ngực và bụng) co đột ngột và đóng đột ngột của vùng thanh môn (bộ phận tạo ra tiếng nói) trong thì hít vào, khiến tạo âm thanh đặc trưng của tiếng “nấc”.

Nấc cụt đa số thoáng qua, tự giới hạn trong vòng 48 tiếng, hiếm khi gây ảnh hưởng đến ăn uống, ngủ nghỉ, hoạt động sinh hoạt hằng ngày hay căng thẳng hay đau đớn.

Nếu nấc cụt xảy ra trên 48 tiếng hoặc chu kỳ lặp lại liên tục kéo dài trên 1 tháng, được gọi là nấc cụt kéo dài, hầu hết đều là triệu chứng tiềm ẩn của các bệnh lý nguy hiểm như đường ruột, nhiễm trùng, thần kinh, bệnh tim mạch, mạch máu, ung thư hoặc liên quan đến việc dùng thuốc điều trị.

Nấc cụt ở trẻ em đa số giới hạn dưới 48 tiếng, một số nguyên nhân thường gặp có thể làm nặng hơn tình trạng nấc cụt

  • Tăng áp lực ổ bụng: do dạ dày căng chướng sau bú no, hoặc nuốt hơi nhiều. Hoặc khi bé đi tiêu.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Một số bệnh lý viêm nhiễm vùng đầu mặt cổ, viêm phổi, bệnh lý vùng ngực bụng trên. Hoặc sau phẫu thuật những vùng này.

Khi nào nấc cụt trở nên nghiêm trọng cần đi gặp bác sĩ

  • Nấc cụt kéo dài trên 48 tiếng, lặp lại liên tục trên 1 tháng.
  • Gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, mất nước.
  • Gây ảnh hưởng giấc ngủ.
  • Gây căng thẳng, lo lắng cho trẻ và người giữ trẻ.
  • Trẻ có triệu chứng khác gợi ý bệnh nguyên nhân, hoặc trẻ đau đớn quấy khóc khi nấc.

Biện pháp vật lý giúp giảm nấc cụt

  • Giữ hơi thở vài giây hoặc lâu hơn, hay nghiệm pháp Valsalva maneuver 10-15 giây, cho trẻ lớn và người lớn có thể thực hiện được (Cách làm: bạn hít hơi thật sâu ngậm miệng, dùng ngón cái và trỏ bịt mũi của bạn lại, rồi ép hơi thở ra thật mạnh, nhưng không cho hơi ra)
  • Kích thích vùng hầu họng: uống nước lạnh, ngậm đường hoặc kẹo, súc miệng
  • Kéo đầu gối lên phía ngực và chồm lên phía trước (thế con ếch)
  • Đối với trẻ nhỏ: ngậm núm vú, bú mẹ, uống nước hoặc ẳm vác trẻ lên vai ở tư thế ợ sữa

BS. Huyền Tôn Nữ Thụy My - Phòng khám CarePlus Quận 7

---

Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TỪ XA NHI KHOA tại đây

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}