ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

7 câu hỏi trắc nghiệm quan trọng cần được trả lời trước khi tập thể thao

Bạn đã từng nghe nói đến ích lợi của thể dục thể thao đối với sức khỏe. Bạn tự nhận thấy mình còn ít vận động quá và thực sự quyết tâm tập thể dục nhiều hơn, chơi một môn thể thao nào đó để có sức khỏe tim mạch thật tốt.

7 câu hỏi trắc nghiệm quan trọng cần được trả lời trước khi tập thể thao

Chúc mừng bạn đã đi bước đầu tiên rất quan trọng để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu tập luyện, bạn cần phải biết cơ thể của mình có phù hợp với việc vận động nhiều hơn mọi khi hay không?

Những chuyện ngoài ý muốn khi tập luyện như ngất xỉu hay nặng hơn là các cơn đau tim, đột tử có tỉ lệ rất ít và đa số có thể tránh được nếu bạn biết mình thuộc nhóm nguy cơ cao và được khám tim mạch cẩn thận trước khi tập luyện.

Sau đây là 7 câu hỏi trắc nghiệm tầm soát quan trọng trước khi bạn tham gia tập luyện thể dục thể thao.

1. Bạn có từng được chẩn đoán bệnh tim mạch (kể cả cao huyết áp)?

2. Bạn có thấy đau, nặng ngực mỗi khi vận động thể lực?

3. Trong tháng vừa qua, bạn có từng bị đau, nặng ngực ngay cả khi đang nghỉ ngơi?

4. Bạn có từng choáng váng mất thăng bằng hoặc đã từng ngất xỉu trước đây?

5. Bạn có vấn đề xương khớp (ví dụ lưng, hông, đầu gối, cổ chân,...) mà mỗi lần vận động thì đau nhiều hơn?

6. Bạn có đang uống thuốc điều trị bệnh tim mạch?

7. Bác sĩ có dặn bạn cần phải hạn chế vận động thể lực không?

Nếu BẤT KỲ câu trả lời nào là CÓ, bạn bắt buộc phải đi khám bác sĩ tim mạch trước khi tham gia tập luyện nhé!

Bài viết liên quan

Đo điện tim là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện đo điện tim?
Đo điện tim là phương pháp có vai trò kiểm tra nhịp tim, phát hiện những thứ bất thường của tim, chẩn đoán đau tim…

Đột tử là gì? Ai là đối tượng có nguy cơ cao bị đột tử và cách phát hiện sớm
Người Việt mình hay bị nhầm lẫn giữa Đột quỵ và Đột tử. Đột quỵ (stroke) là tai biến mạch máu não, thường biểu hiện là đột ngột liệt 1/2 người, ngã quỵ, có thể kèm hôn mê, nhưng tim vẫn hoạt động bình thường nên thường không chết liền. Còn Đột tử (sudden cardiac death) là biến cố tim ngừng đập đột ngột không báo trước. Và hầu hết đi luôn, trừ khi được cấp cứu đưa vào bệnh viện kịp thời.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Dùng dầu dừa có thực sự tốt cho tim mạch?
Whether using coconut oil for cooking is good? Some opinions are claiming that coconut oil is of vegetable origin, so it is good for heart health. In fact, coconut oil is a plant-based food but contains the bad fats found in animals. Using coconut oil for cooking is not the right choice to reduce blood fat, especially for people who have heart disease!

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}