ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Dùng dầu dừa có thực sự tốt cho tim mạch?

Whether using coconut oil for cooking is good? Some opinions are claiming that coconut oil is of vegetable origin, so it is good for heart health. In fact, coconut oil is a plant-based food but contains the bad fats found in animals. Using coconut oil for cooking is not the right choice to reduce blood fat, especially for people who have heart disease!

Dùng dầu dừa có thực sự tốt cho tim mạch?

Chúng ta cần biết về các loại chất béo và lợi ích/tác hại của chúng:

📒 1. Chất béo transfat:
• Là loại chất béo “xấu” nhất, gây xơ vữa động mạch (đột quỵ, nhồi máu cơ tim), cần hạn chế sử dụng
• Nhận diện: được tạo ra khi đốt nóng dầu mỡ ở nhiệt độ cao. Chất béo tạo ra theo cách này sẽ lâu bị thiu và tái sử dụng nhiều lần.
• Ví dụ: đồ ăn chiên/nướng chế biến sẵn như: khoai tây chiên, bánh bơ nướng, thức ăn nhanh, mì gói.

📒 2. Chất béo bão hòa
• Là loại chất béo “xấu” thứ nhì, cần thay thế bằng loại “tốt” để giảm xơ vữa động mạch
• Nhận diện: thường có nguồn gốc động vật, một số ít thực vật (dừa, cọ). Ở dạng rắn ở nhiệt độ phòng hoặc tạo lớp váng mỡ đặc.
• Ví dụ: thịt động vật (bò, heo), phô-mai, bơ, bơ thực vật (margarine), mayonanaise, thức ăn nhanh (hamburger, pizza, xúc xích),...

📒 3. Chất béo không bão hòa
• Là loại chất béo “tốt”, dùng để thay thế cho 2 loại “xấu”
• Nhận diện: thường có nguồn gốc thực vật (trừ dừa, cọ) và cá. Ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng, không tạo váng.
• Ví dụ: dầu thực vật (ô-liu, đậu phộng, cải, hướng dương, bắp, đậu nành), trái bơ, hạt (hạnh nhân, hạt phỉ, óc chó), mè, các loại cá

🛎 MỘT SỐ LƯU Ý NHỎ

- Chất béo cũng rất cần thiết và có vai trò quan trọng: giữ cấu trúc tế bào, nội tiết tố, hấp thu vitamin A,D,E,K,...
- Các loại chất béo khác nhau nhưng cung cấp cùng một giá trị calo như nhau. Do vậy, giảm tổng lượng calo ăn vào ĐỒNG THỜI thay thế chất béo “xấu” bằng chất béo “tốt” là “bí quyết” để giảm mỡ máu ở bệnh tim mạch.
- Các loại thức ăn có thể đồng thời chứa nhiều loại chất béo, hãy ưu tiên loại nào nhiều chất béo “tốt” hơn. Ví dụ thịt bò và thịt gà đều chứa 2 loại chất béo bão hòa và không bão hòa, nhưng thịt bò chứa nhiều chất béo “xấu” hơn thịt gà rất nhiều!
- Do vậy, hãy là một “huấn luyên viên” thông thái, thay các cầu thủ nặng nề lại có lối đá xấu như thịt bò, thức ăn nhanh, dầu dừa bằng các cầu thủ mỏng cơm hơn nhưng khỏe mạnh như cá, cơm mẹ nấu, dầu ô-liu/dầu hạt cải, các bạn nhé!

Bài viết liên quan

Bệnh Tim Mạch - Tăng Huyết Áp & Những điều cần biết
Tăng Huyết Áp - Căn bệnh được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng SỐ 1. Dù bạn có đang bị tăng huyết áp hay không, hãy dành ít phút cập nhật kiến thức về căn bệnh này ngay để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu, bằng cách lắng nghe những chia sẻ của Bs. Trần Lê Vũ để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

Bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách điều trị
Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách phòng ngừa như thế nào?

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch chủ, suy tim… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

5 nguyên tắc tự theo dõi huyết áp tại nhà cho bệnh nhân tim mạch đơn giản & chính xác
Thực tế việc tự theo dõi huyết áp tại nhà đã được chứng minh là đáng tin cậy, giúp cải thiện việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân, tăng khả năng kiểm soát huyết áp, giúp bệnh nhân hiểu biết rõ hơn về căn bệnh của mình. Do vậy, thay vì hồi hộp chờ "bài kiểm tra định kỳ", mọi người hãy chủ động theo dõi huyết áp của mình nhé!

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}