ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

6 Cách Giảm Bớt Tác Hại Của Đồ Nướng

6 Cách Giảm Bớt Tác Hại Của Đồ Nướng

17/01/2018 9:17:16 SA

Thịt nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng nướng thịt ở nhiệt độ cao có thể gây ra các chất gây ung thư amin dị vòng (HCA) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs). Những người ăn thịt nướng (bao gồm cả nướng trên chảo, nướng lò hay nướng than…) có khả năng bị ung thư tuyến tụy đến 60%. Thời gian nướng kéo dài còn có thể tăng nguy bị ung thư dạ dày, phổi và ung thư vú.

Nhưng để nói lời “chia tay” với đồ nướng thì thật không dễ dàng đối với nhiều người. Vậy thì làm thế nào để vừa có thể thưởng thức được các món nướng ngon, lại vừa an tâm về sức khỏe?

1. Sử dụng thêm các loại gia vị cay khi tẩm ướp

Một nghiên cứu năm 2008 của các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol (Anh) cho thấy rằng các loại gia vị cay có thể làm giảm sự hình thành HCA. Một số loại gia vị có chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp loại bỏ HCAs trong quá trình nướng. Thêm các loại gia vị như húng tây, tỏi… có thể làm giảm lượng HCAs lên đến 60% so với khi không được tẩm ướp thêm. Còn chất chiết xuất từ cây hương thảo có thể làm giảm HCAs lên đến 90% trong một số trường hợp. Vì vậy, hãy bổ sung thêm gia vị cay khi tẩm ướp, vừa kích thích khẩu vị khiến món nướng hấp dẫn hơn, lại vừa giúp hạn chế tác động xấu của đồ nướng.

2. Thêm rượu khi tẩm ướp

Trong bữa tiệc nướng tiếp theo của bạn, đừng quên thêm rượu hoặc bia,… trong phần gia vị tẩm ướp cho các món nướng. Chúng ta biết rằng, rượu vang đỏ có đầy đủ các chất chống oxy hóa, và điều này giúp giảm bớt tác hại của đồ nướng như đã nói ở mục trên. Vì lý do đó, nó xứng đáng góp mặt trong phần gia vị ướp. Theo một nghiên cứu của Đại học Porto ở Bồ Đào Nha, ướp thịt bò trong rượu vang đỏ 6 giờ trước khi nướng làm giảm lượng chất gây ung thư đến 40% so với thịt bò không được ướp.

3. Giảm nhiệt độ nướng

Tưởng chừng như không liên quan nhưng “giảm nhiệt độ” cũng là điều mà bạn nên ghi nhớ khi đang muốn cắt giảm chất gây ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ càng cao dẫn đến sự gia tăng HCAs càng lơn. Vì vậy, cố gắng nướng thịt của bạn dưới 325 độ F (khoảng 168 độ C), đó là nhiệt độ mà HCAs bắt đầu hình thành. Để đảm bảo rằng bạn luôn duy trì được nhiệt độ nướng tối thiểu thì bạn nên đầu tư một nhiệt kế lò nướng.

4. Chế biến thực phẩm trong lò vi sóng trước khi nướng

Trước khi cho đồ nướng lên vỉ, hãy nấu thịt trong lò vi sóng 1 hoặc 2 phút ở công suất trung bình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nấu thịt trong lò vi sóng hai phút trước khi nướng giúp giảm 90% lượng HCAs. Chỉ cần làm cho thịt tiết bớt nước, bởi đó là nơi HCAs ẩn nấp.

5. Sử dụng nhiều rau trong món nướng

Không giống như thịt, rau không tạo ra chất gây ung thư khi tiếp xúc với than. Sẽ rất tốt khi sử dụng các món thịt nướng cùng các loại rau sống ăn kèm hoặc các loại củ quả nướng trực tiếp cùng thịt.

Ăn kèm rau cũng làm giảm độ ngấy của món nướng đồng thời giảm thiểu nguy hại cho sức khỏe.

6. Giảm thời gian ướp thịt

Ướp thịt trong thời gian dài có thể làm giảm tỉ lệ chất chống oxy hóa trong nước sốt. Ướp thịt qua đêm hoặc trên 5 giờ đồng hồ có thể làm thịt nướng thấm đều và thơm ngon hơn nhưng tác hại tới sức khỏe cũng lớn hơn.

Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo các bà nội trợ nên giảm thời gian ướp thịt. Ngoài ra rưới thêm một chút nước sốt vào thịt ngay trước khi thưởng thức có thể tăng thêm chất chống oxy hóa cho món ăn của bạn.

Bài viết gần đây/mới

HIỂU ĐÚNG - TEST CHUẨN CÙNG “XÉT NGHIỆM BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (STDs) LẤY MẪU TẠI NHÀ”
Với nhiều người, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục vẫn là một vấn đề “tế nhị” và mang lại nỗi mặc cảm lớn. Đôi khi việc gặp bác sĩ điều trị và trao đổi trực tiếp không quá đáng sợ với người bệnh bằng những thủ tục mà họ phải trải qua trước đó, từ đăng ký khám, thông báo triệu chứng với nhân viên sàng lọc đến việc phải chờ đợi trước khi được gọi tên vào phòng khám bệnh. Tất cả những lo ngại mang tính tinh thần này “dường như” sẽ được giải quyết bằng hình thức xét nghiệm tại nhà.

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

VÌ SAO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG DỄ BỊ SÂU RĂNG VÀ VIÊM NƯỚU?
Theo số liệu thống kê, bệnh răng miệng giữ vị trí cao nhất trong số các bệnh phổ biến ở nhân viên doanh nghiệp đến khám sức khỏe định kỳ tại CarePlus trong quý 1 - 2 - 3/2024, nổi bật với vấn đề sâu răng và viêm nướu.

By BS. Phan Hữu Quang

TÁC DỤNG PHỤ KHÓ CHỊU KHI ĐIỀU TRỊ HP LIỆU CÓ ĐÁNG LO?
Điều trị nhiễm Helicobacter pylori (HP) thường là một quá trình đầy thử thách đối với nhiều người bệnh. Bên cạnh cảm giác mệt mỏi do các triệu chứng viêm loét dạ dày, người bệnh còn phải đối mặt với các tác dụng phụ khó chịu. Một số người bệnh thậm chí cân nhắc việc ngừng điều trị sau vài ngày dùng thuốc, mặc dù kết quả nội soi cho thấy tình trạng viêm loét vẫn nghiêm trọng và cần điều trị triệt để.

By Ths. BS.CK2 Đinh Thị Ngọc Minh

LƯU Ý DINH DƯỠNG PHÒNG TRÁNH “HITTING THE WALL” KHI CHẠY MARATHON
"Hitting the wall" - đụng tường là tình trạng người chạy đuối sức đột ngột, cảm giác như có bức tường vô hình ngăn họ tiến về phía trước và phải dừng lại nghỉ ngơi. Tham khảo ngay lời khuyên từ chuyên gia CarePlus để phòng tránh hitting the wall khi chạy bộ.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

“BỎ TÚI” LỜI KHUYÊN CHO MẸ: DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Chế độ ăn của người mẹ liên quan đến lượng và chất của sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào là phù hợp cho các mẹ sau sinh, đặc biệt là các mẹ đang cho con bú? Hãy tham khảo lời khuyên sau đây của bác sĩ nhé!

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}