ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Quy trình 5 bước xử lý khi có F0 tại doanh nghiệp

Tính đến cuối tháng 10/2021, tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc tăng lên rất nhanh; có nơi, số người quay trở lại làm việc đạt gần 90%. Để vừa đảm bảo hiệu suất công việc nhưng đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho người lao động, Sở Y tế đã có hướng dẫn mới nhất các bước xử lý khi có F0 tại doanh nghiệp

Quy trình 5 bước xử lý khi có F0 tại doanh nghiệp

Quy trình 5 bước xử lý khi có F0 tại doanh nghiệp

  • Bước 1: Tạm thời cách ly F0 tại khu vực cách ly. Báo cơ quan y tế địa phương hỗ trợ.
  • Bước 2: Tạm ngưng hoạt động khu vực xảy ra F0 để vệ sinh khử khuẩn, xét nghiệm cho tất cả F1.
  • Bước 3: Xác định quy mô cách ly: dây chuyền, bộ phận, phân xưởng,...
  • Bước 4: Xác định đúng F1 “tiếp xúc gần”
  • Bước 5: Trường hợp cơ sở sản xuất có trên 80% người lao động tiêm chủng đầy đủ thì tất cả F1 được tiếp tục lao động, xét nghiệm lại vào ngày 3, 7 và tiếp tục mỗi 7 ngày cho đến khi không còn phát hiện F0. Hạn chế tối đa giao tiếp với bên ngoài cho đến khi kết thúc thời gian theo dõi.

Hiểu đúng thế nào là “tiếp xúc gần”?

  • Tiếp xúc với người bệnh trong khoảng cách 2 mét. Tổng thời gian tiếp xúc > 15 phút (có thể tiếp xúc nhiều lần, ví dụ 3 lần, mỗi lần 5 phút, vẫn tính là tiếp xúc gần)
  • Tiếp xúc với người bệnh trong khoảng cách dưới 1 mét được xem là nguy cơ cao (bất kể thời gian tiếp xúc)
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (ví dụ ôm, khoác vai, bắt tay)
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp của người bệnh (ho, hắt hơi, khăn giấy có dịch tiết, sử dụng chung ly tách, khăn mặt hoặc các vật dụng vệ sinh cá nhân khác)
  • Sống cùng nhà với người bệnh
  • Cùng nhóm làm việc / cùng phòng làm việc với người bệnh
  • Cùng nhóm du lịch, công tác, hội họp, vui chơi với người bệnh
  • Ngồi trong phạm vi cùng hàng ghế hoặc trước/sau 2 hàng ghế với ca bệnh trên phương tiện giao thông

>> Xem thêm video dướng dẫn các biện pháp an bảo vệ an toàn cho người lao động khi quay trở lại làm việc của ThS. Bs. Phùng Ngọc Minh Tấn TẠI ĐÂY 

 

 

Bài viết liên quan

4 sự thật về Covid-19 gây ảnh hưởng đến trái tim nặng nề như thế nào?
Khi nghe đến một ca nhiễm Covid-19 trở nặng, thậm chí tử vong, chúng ta thường nghe nói và quan tâm tới bệnh nền của người đó, nhất là bệnh tim. Thực ra, bệnh tim mạch KHÔNG làm người ta dễ mắc Covid-19 hơn. Cái nguy hiểm là bệnh tim mạch có sẵn làm cho Covid DỄ TRỞ NẶNG HƠN: nguy cơ nhập viện, phải thở máy nhiều hơn. Đặc biệt là nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19 tăng gấp 2-4 lần nếu có bệnh nền tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài tập phục hồi chức năng PHỔI cho người nhiễm COVID-19
Phục hồi chức năng phổi rất cần thiết ở người sau điều trị COVID-19. Bài tập này cũng có thể sử dụng trong trường hợp mệt mỏi do làm việc liên tục kéo dài, suy giảm chức năng hô hấp mạn tính, giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, lo lắng và trầm cảm, cải thiện thể chất và chất lượng cuộc sống. Đây giống như bài thể dục nên mỗi ngày có thể tập một vài lần, mỗi động tác khoảng 8-10 lần.

5 nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân COVID-19 cách ly tại nhà
Nếu bạn đang phải cách ly tại nhà theo diện F0, F1, đừng quên dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn có thêm cơ hội vượt qua căn bệnh này. Dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện “hàng rào” bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày,…

Bão Cytokine nguy hiểm ra sao với người mắc Covid-19?
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng và tử vong nhanh chóng ở bệnh nhân COVID-19 là do hiện tượng cơn bão Cytokine (Cytokine storm).

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}