ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Chế độ ăn ÍT MẶN cho người bệnh Tim mạch

Thói quen ăn mặn (hay chế độ ăn nhiều muối) đã được chứng minh có liên quan với các bệnh lý tim mạch, như tăng huyết áp, suy tim, bệnh thận mạn. Tức là, người quen ăn mặn thường dễ bị các bệnh lý này hơn, hoặc nếu đã bị bệnh này thì khó điều trị hơn, thuốc kém tác dụng hơn...

Chế độ ăn ÍT MẶN cho người bệnh Tim mạch
Khi đi khám bệnh, hoặc nghe xem Bác sĩ nói chuyện trên báo đài, chúng ta thường thấy khuyên nên ''hạn chế ăn mặn''. Nhiều người hiểu nhầm rằng Bác sĩ khuyên ăn chay, thật ra không phải vậy. Ở đây là mặn - nhạt, chứ không phải chay - mặn.
Thói quen ăn mặn (hay chế độ ăn nhiều muối) đã được chứng minh có liên quan với các bệnh lý tim mạch, như tăng huyết áp, suy tim, bệnh thận mạn. Tức là, người quen ăn mặn thường dễ bị các bệnh lý này hơn, hoặc nếu đã bị bệnh này thì khó điều trị hơn, thuốc kém tác dụng hơn...
⁉ LƯỢNG MUỐI TRONG CHẾ ĐỘ NHƯ THẾ NÀO THÌ TỐT CHO SỨC KHỎE TIM MẠCH?
Y khoa đã xác định rằng lượng muối ăn NaCl trong chế độ ăn nên dưới <6 gam/ngày. Để dễ hình dung, hàm lượng này tương đương 1 muỗng cafe muối ăn, sử dụng cho việc nêm nếm trong tất cả thức ăn của cả một ngày.
Trên thực tế, việc theo dõi chính xác lượng muối sử dụng trong chế độ ăn uống mỗi ngày, cũng như việc thay đổi thói quen ăn nhạt đối với người bệnh tim mạch là việc khó áp dụng và tuân thủ. Chính vì vậy, chúng tôi thử đưa ra một số lời khuyên có tính thực tế như sau:
🎯 CÁC LOẠI THỨC ĂN NHIỀU MUỐI MÀ NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH CẦN TRÁNH:
Thức ăn chế biến sẵn, bao gồm thức ăn nhanh fastfood (gà rán, pizza, khoai tây chiên...), các món khô cần tẩm nhiều muối (như đồ hộp, thịt khô, cá khô, chà bông..), và các loại thực phẩm lên men có nhiều muối như các loại mắm, ruốc... là những thứ nên hạn chế tối đa.
(Có thể tưởng tưởng 1 miếng Pizza đã cung cấp khoảng 3g muối, tức là 50% lượng muối cho phép trong chế độ ăn tim mạch trong một ngày)
🎯 TẬP THÓI QUEN KHÔNG DÙNG NƯỚC CHẤM TRÊN BÀN ĂN:
- Người VN thường dọn bàn ăn lúc nào cũng có thêm một chén nước chấm, là nước mắm hoặc nước tương, hoặc muối tiêu. Mặc dù món ăn đã nêm vừa miệng, nhưng có thêm nước chấm như một thói quen. Lượng muối trong các loại nước chấm rất nhiều, và hoàn toàn có thể loại bỏ khỏi bữa ăn, mà không làm thay đổi khẩu vị.
- Chỉ cần tập thói quen không dọn nước chấm ra bàn, không sử dụng thêm nước chấm, là bạn đã kiểm soát tốt lượng muối ăn trong ngày của mình.
🎯 GIẢM DẦN LƯỢNG MUỐI NÊM NẾM KHI NẤU ĂN HÀNG NGÀY
Thử dùng các loại thảo mộc, gia vị tự nhiên như: tiêu, ớt, tỏi, gừng, hành củ, hành lá, ngò rí, cần tây, quế, đinh hương, nghệ, bột cari, cacao, rau thì là, mù tạt, ớt chuông, cà chua, dấm ăn... để tăng thêm khẩu vị cho món ăn.
👨‍⚕ Nói chung, đối với chế độ ăn uống không nên cố thay đổi đột ngột và cực đoan mà cần từ từ để thích nghi với khẩu vị mới. Bắt đầu từ các món ăn bạn thích, thay đổi một vài nguyên liệu và gia vị để giảm dần lượng muối mà vẫn thưởng thức được món ăn.
👨‍⚕ Lời khuyên từ BS. Phùng Ngọc Minh Tấn – Chuyên khoa Tim mạch PK Quốc tế CarePlus

Bài viết gần đây/mới

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG CẦN LƯU Ý
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Nhưng phần lớn người bệnh chỉ đi khám khi đã chịu đựng hoặc tự dùng thuốc trong một thời gian dài khiến bệnh dễ tái phát và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

By Ths. BS.CK2 Đinh Thị Ngọc Minh

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}