ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

CƯỜNG GIÁP VÀ NHỮNG NGUY HIỂM CẦN LƯU Ý

CƯỜNG GIÁP VÀ NHỮNG NGUY HIỂM CẦN LƯU Ý

🔴 Cường giáp là một hội chứng lâm sàng gây ra bởi tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone giáp (thyroxine - T4 và triiodothyronine - T3), dẫn đến tăng nồng độ hormone giáp tự do trong máu.

🔻Hội chứng cường giáp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là:

● Bệnh Basedow (Graves' disease): Một bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến giáp, kích thích tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone giáp
● Bướu nhân độc tuyến giáp (Toxic nodular goiter): Tình trạng tuyến giáp xuất hiện các nhân (cục) hoạt động quá mức, sản xuất nhiều hormone giáp
● Viêm tuyến giáp (Thyroiditis): Tình trạng viêm tuyến giáp có thể gây giải phóng tạm thời một lượng lớn hormone giáp vào máu

🔻Tình trạng cường giáp gây ra sự gia tăng quá mức quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến các biểu hiện lâm sàng đa dạng, ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan, đặc biệt là hệ tim mạch, hệ thần kinh và chuyển hóa.
 

Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh cường giáp, được phân loại theo các hệ cơ quan bị ảnh hưởng:

1. Triệu chứng chuyển hóa:

● Giảm cân không chủ ý, ngay cả khi ăn uống bình thường hoặc tăng cảm giác thèm ăn
● Tăng tiết mồ hôi, không chịu được nhiệt độ cao
● Tăng nhu động ruột, có thể gây tiêu chảy

2. Triệu chứng tim mạch:

● Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực
● Tăng huyết áp nhẹ
● Nguy cơ rung nhĩ và suy tim nếu không được điều trị

3. Triệu chứng thần kinh - cơ:

● Run tay
● Yếu cơ, đặc biệt ở cơ gốc chi, gây khó khăn khi leo cầu thang hoặc đứng dậy từ ghế
● Mệt mỏi, lo lắng, dễ cáu gắt
● Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

4. Triệu chứng ở mắt (đặc biệt trong bệnh Basedow):

● Lồi mắt
● Tăng tiết nước mắt
● Nhạy cảm với ánh sáng
● Viêm kết mạc, tổn thương giác mạc nếu không được kiểm soát tốt

👉Lưu ý: Các triệu chứng của cường giáp có thể khác nhau ở mỗi người và mức độ nghiêm trọng cũng có thể khác nhau. Việc chẩn đoán và điều trị cường giáp cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

🔴 Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, cường giáp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng sau:

1. Biến chứng tim mạch: Cường giáp có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp là rung nhĩ làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối và đột quỵ. Bên cạnh đó nếu tình trạng cường giáp không được kiểm soát tốt còn có thể dẫn đến tình trạng suy tim cung lượng cao

2. Cơn bão giáp:

  • Đây là một tình trạng cấp cứu nội khoa, xảy ra khi nồng độ hormone giáp tăng đột ngột và quá mức. Tình trạng này cần được xử trí ngay lập tức để tránh các biến chứng đe dọa tính mạng
  • Các triệu chứng bao gồm sốt cao, rối loạn ý thức, và nhịp tim nhanh nghiêm trọng

3. Bệnh lý mắt Basedow:

  • Trong bệnh Basedow, tình trạng lồi mắt có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, có thể gây tổn thương giác mạc và thậm chí mất thị lực
  • Việc điều trị cường giáp sớm và đúng là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm này
     

🔴 Khi có các triệu chứng nghi ngờ cường giáp, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện các kiểm tra cần thiết, tùy vào triệu chứng, bệnh sử mà Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các cận lâm sàng phù hợp để xác định chẩn đoán như: 

1. Xét nghiệm máu:

  • Định lượng hormone TSH (thyroid-stimulating hormone), FT3 (free triiodothyronine) và FT4 (free thyroxine) để đánh giá chức năng tuyến giáp. Trong cường giáp, nồng độ FT3 và FT4 thường tăng cao, trong khi nồng độ TSH giảm thấp
  • Định lượng nồng độ các tự kháng thể lưu hành trong máu: Chỉ số TRAb dương tính 80 - 90% trong các trường hợp cường giáp

2. Siêu âm tuyến giáp: Giúp đánh giá kích thước, cấu trúc của tuyến giáp và phát hiện các bướu giáp bất thường.

3. Xạ hình tuyến giáp:

  • Sử dụng chất phóng xạ để đánh giá chức năng và hình ảnh của tuyến giáp
  • Giúp phân biệt các nguyên nhân gây cường giáp, chẳng hạn như bệnh Basedow hoặc bướu nhân độc tuyến giáp

👉 Cường giáp là một rối loạn nội tiết phổ biến, gây ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI CƠN ĐAU KHỚP GỐI - TẦM SOÁT SỚM ĐỂ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI
Đau khớp gối có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm gân hoặc viêm túi hoạt dịch. Chủ động tầm soát toàn diện bằng Chụp MRI khớp gối ngay hôm nay để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và đánh giá mức độ tổn thương, thậm chí phát hiện khối u hoặc tổn thương xương nếu có.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

4 NGUYÊN TẮC VÀNG - CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỞI AN TOÀN, MAU KHỎE
Mỗi mùa dịch sởi bùng phát, ba mẹ lại thêm lo lắng cho sức khỏe của con. Đáng ngại hơn, sởi không chỉ gây sốt, phát ban mà còn dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy dinh dưỡng, thậm chí làm suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc bệnh khác sau khi khỏi sởi.

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}