ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

🩸Ý NGHĨA CỦA XÉT NGHIỆM MÁU TRONG - KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT LÀ GÌ?

🩸Ý NGHĨA CỦA XÉT NGHIỆM MÁU TRONG - KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT LÀ GÌ?

16/08/2024 9:35:02 SA

Chăm sóc sức khỏe luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu các kiến thức để bảo vệ sức khỏe và có thể bị nhầm lẫn bởi quá nhiều nguồn thông tin không chính thống. Do vậy, bên cạnh các tư vấn và hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe từ bệnh viện, phòng khám và các chuyên gia y tế uy tín, bản thân chúng ta cũng cần trang bị những kiến thức cơ bản để có thể hiểu rõ hơn và lựa chọn kế hoạch phòng ngừa sức khỏe tốt nhất cho chính mình.

Để đánh giá được tình trạng sức khỏe, chúng ta được khuyến cao nên thực hiện Khám tổng quát tại phòng khám hay bệnh viện uy tín. Khám sức khỏe tổng quát sẽ bao gồm các hạng mục chính như sau: Xét nghiệm máu kết hợp cùng với các Chẩn đoán hình ảnh, và quan trọng nhất là Khám và tư vấn với bác sĩ nội tổng quát.

🌟 Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến Xét nghiệm máu – một phần trong quá trình kiểm tra sức khỏe, và những thông tin mà xét nghiệm máu có thể đem lại và nội dung đã được tham vấn y khoa bởi bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát - Hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus.

👩‍⚕️CHIA SẺ TỪ CHUYÊN GIA
Các tế bào máu của bạn tái tạo mỗi 120 ngày, điều này có nghĩa là bạn có thể nhận thấy sự cải thiện nhanh chóng khi thay đổi chế độ sinh hoạt tốt hơn.

🩸Công thức máu toàn phần
Xác định các thành phần của máu, từ đó gợi ý chẩn đoán sớm các bệnh lý của hệ tạo máu như bệnh thiếu máu, bệnh bạch cầu, bệnh tiểu cầu hay cảnh báo sớm các bệnh lý viêm nhiễm khác.

🩸Hồng cầu (RBC - Red Blood Cell): Đo lường số lượng hồng cầu trong máu, giúp phát hiện các tình trạng thiếu máu. Liên quan đến thiếu máu, các chỉ số sau đây cũng giúp đánh giá rõ hơn về mức độ thiếu máu, nguyên nhân thiếu máu: Hemoglobin (Hb): Đo lượng hemoglobin trong máu, Hematocrit (Hct): Đo tỷ lệ phần trăm hồng cầu trong máu, MCV, MCH, MCHC: đánh giá thể tích trung bình hồng cầu, lượng Hemoglobin trung bình, nồng độ Hemoglobin trung bình.  

🩸Bạch cầu (WBC - White Blood Cell): Đo lường số lượng bạch cầu, giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng, bệnh lý về miễn dịch hoặc các rối loạn huyết học. 

🩸Tiểu cầu (Platelet): Đo lường số lượng tiểu cầu, giúp đánh giá một phần về tình trạng đông máu và phát hiện các rối loạn liên quan đến tiểu cầu. 

🌟 Tầm soát nguy cơ tim mạch
Theo thống kê có khoảng 150.000 người tử vong vì bệnh tim, đây vừa là triệu chứng vừa là biến chứng nặng nề nhất. Khoảng 41% số ca tử vong là do nhồi máu cơ tim.

🔸Cholesterol

  • Không phải tất cả các loại Cholesterol đều nguy hiểm.
  • Một số loại, như HDL- Cholesterol, có thể vào vai “người hùng” giúp đỡ cho bạn
  • Thực phẩm thúc đẩy sản xuất HDL: Yến mạch, cá, các loại hạt
  • LDL - Cholesterol "XẤU": Tăng khi nạp nhiều các thực phẩm: Phô mai, thức ăn chiên, thực phẩm có chỉ số đường cao

🔸Triglycerides

  • Một dạng mỡ trong cơ thể có liên quan đến bệnh tim và tiểu đường
  • Triglycerides có thể tăng do: Béo phì, hút thuốc, sử dụng rượu bia, chế độ ăn giàu carbonhydrate

🔸Tuy nhiên, HDL, LDL chưa phải là tất cả

  • 50% bệnh nhân tim mạch có mức HDL và LDL bình thường. Việc phân tích các thành phần nhỏ hơn của LDL như Apo B và Lp(a) có thể cung cấp nhiều thông tin giá trị về nguy cơ tim mạch của bạn
  • Apo-B, thường không nằm trong bộ xét nghiệm mỡ máu tiêu chuẩn, đã được chứng minh có liên quan đến tình trạng cholesterol xấu trong máu. Chỉ số Apo-B cao có thể gợi ý nguy cơ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim
  • Lp(a) giúp gợi ý nguy cơ tăng mỡ máu có liên quan đến yếu tố di truyền. Xét nghiệm này có thể giúp tầm soát sớm tình trạng tăng mỡ máu di truyền, giúp đánh giá được nguy cơ tim mạch tiềm ẩn trong gia đình

🌟 Tầm soát nguy cơ Tiểu đường
Chế độ ăn nhiều bột đường kèm thói quen lười vận động dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, trong đó có tiểu đường ngày càng tăng và trẻ hóa.
🔺Tiểu đường có thể được phát hiện sớm nhờ vào việc xét nghiệm đường máu:

  1. Glucose máu bất kỳ
  2. Đường máu lúc đói (khi nhịn đói 6-8 giờ)
  3. Đo mức đường trung bình (HbA1C) trong 3 tháng. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định làm nghiệm pháp dung nạp Glucose và xét nghiệm vào các thời điểm 1 giờ, 2 giờ sau đó để chẩn đoán bệnh

🔺Dựa vào mức đường huyết, chúng ta có thể điều chỉnh chế độ ăn và thói quen sinh hoạt bên cạnh điều trị thuốc (nếu có), giúp phòng ngừa bệnh cũng như giảm thiểu các biến chứng của tiểu đường.

🌟 Đánh giá ban đầu về chức năng Gan, Thận

  • ALT (Alanine Aminotransferase) và AST (Aspartate Aminotransferase): Đo lường nồng độ các enzyme này để đánh giá tình trạng viêm hoặc tổn thương gan. GGT (Gamma Glutamyltranferase) thường tăng khi có tình trạng dung nạp chất cồn hoặc sử dụng thuốc thường xuyên. ALT, AST, GGT là 3 chỉ số thường được bác sĩ chỉ định để đánh giá ban đầu về tình trạng của gan.
  • Ngoài ra, để đánh giá toàn diện chức năng gan, các chỉ số các cũng được bác sĩ chỉ định nếu cần thiết như: Bilirubin, Albumin, Protein toàn phần, các yếu tố đông máu do gan tổng hợp…
  • Đánh giá chức năng thận ban đầu thường bao gồm xét nghiệm Urea và Creatinin, từ đó có thể đo được độ lọc cầu thận ước tính (eGFR), giúp gợi ý các suy giảm chức năng thận nếu có. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn như đạm niệu 24 giờ, protein toàn phần, ion đồ, siêu âm bụng…

🌟 Đánh giá chức năng tuyến giáp

  • Các bệnh lý tuyến giáp có thể bị bỏ sót nếu không được chỉ định xét nghiệm khi nghi ngờ có triệu chứng. Các xét nghiệm thường được chỉ định bao gồm TSH, FT3, FT4. Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu như Tg, TPO, TgAb…
  • Suy giáp, một tình trạng khi mà tuyến giáp sản xuất quá ít hormone tuyến giáp, làm chậm quá trình trao đổi chất. Suy giáp gây tăng cân, khiến cơ thể mệt mỏi, dễ lạnh, tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, suy giáp gây tăng mức Cholesterol do cơ thể giảm khả năng chuyển hóa năng lượng.
  • Ngược lại với suy giáp, cường giáp do hoạt động quá mức của hormone tuyến giáp, làm tăng quá trình trao đổi chất. Cường giáp gây sụt cân, tăng nhịp tim, ra nhiều mồ hôi, run tay chân. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, cường giáp nặng có thể dẫn đến cơn bão giáp làm tăng nguy cơ tử vong.

🌟 Tầm soát một số vấn đề thường gặp: acid uric, virus viêm gan… 

  • Xét nghiệm máu có thể phát hiện tình trạng tăng Acid Uric, gợi ý nguy cơ mắc bệnh Gút, một tình trạng bệnh lý gây sưng nóng đỏ đau các khớp nhỏ, thậm chí gây biến dạng khớp do lắng đọng urat
  • Acid uric thường tăng ở người có chế độ ăn nhiều đạm, thường sử dụng rượu bia và ít vận động
  • Xét nghiệm máu cũng giúp tầm soát sớm tình trạng nhiễm các virus viêm gan, thường nhất là tầm soát nhiễm virus viêm gan B, C
  • Đây là các virus có thể dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan và thậm chí ung thư gan
  • Từ các xét nghiệm này, bác sĩ có thể tư vấn tiêm ngừa vaccine (đối với viêm gan B), các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, cũng như chỉ định điều trị nếu cần

👉 Như vậy, việc xét nghiệm máu góp phần phát hiện sớm một số loại bệnh hoặc đưa ra những cảnh báo về các bệnh có thể mắc phải trong thời gian tới, kết hợp với hạng mục Chẩn đoán hình ảnh, là cơ sở để đội ngũ bác sĩ đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe, tư vấn và chăm sóc đặc biệt cho từng khách hàng, phù hợp với tiền sử bệnh, lối sống và mức độ đáp ứng trị liệu đặc trưng.

👉 Theo ý kiến các chuyên gia y tế, nhìn chung, mỗi người khỏe mạnh cần thực hiện  kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 – 12 tháng/lần. Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng cá nhân, các bác sĩ có thể chỉ định lịch kiểm tra thường xuyên hơn hoặc thưa hơn.

👉 Vì vậy, bạn hãy thực hiện chăm sóc sức khỏe định kỳ và theo dõi chỉ số xét nghiệm quan trọng, đặc biệt các thông tin sức khỏe quan trọng này đều hiển thị trên ứng dụng CarePlus Việt Nam, nhằm hỗ trợ cảnh báo sức khỏe trong 5 năm.

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

Các sản phẩm liên quan

Khám Tổng Quát Gói Chuyên Sâu Cho Nữ
Gói khám tổng quát Chuyên Sâu Cho Nữ được bổ sung thêm các hạng mục khám tim mạch, tìm vi khuẩn H.Pylori, xét nghiệm viêm gan siêu vi C, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân, tầm soát ung thư gan, tầm soát ung thư đại tràng, tầm soát ung thư buồng trứng. ₫7.400.000 ₫5.920.000

Khám Tổng Quát Gói Chuyên Sâu Cho Nam
Gói khám tổng quát Chuyên Sâu Cho Nam được bổ sung thêm các hạng mục khám tim mạch,tìm vi khuẩn H.Pylori, xét nghiệm viêm gan siêu vi C, tầm soát u gan và tầm soát u đại tràng. ₫6.800.000 ₫5.440.000

Khám Tổng Quát Gói Nâng Cao Cho Nữ
Gói khám tổng quát Nâng Cao Cho Nữ được bổ sung thêm các hạng mục Tầm soát ung thư cổ tử cung (Liquid - Based Paps - Pathtezt), xét nghiệm viêm gan siêu vi B, siêu âm tuyến giáp cùng các hạng mục khám chuyên sâu khác. ₫4.700.000 ₫3.760.000

Khám Tổng Quát Gói Nâng Cao Cho Nam
Gói khám tổng quát Nâng Cao Cho Nam được bổ sung thêm các hạng mục tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, xét nghiệm viêm gan siêu vi B, siêu âm tuyến giáp cùng các hạng mục khám chuyên sâu khác. ₫4.100.000 ₫3.280.000

Khám Tổng Quát Gói Tiêu Chuẩn Cho Nữ
Khám Tổng Quát định kỳ là cách thiết thực nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân! Khám Tổng Quát định kỳ được khuyến khích mỗi năm một lần với người từ 16 tuổi trở lên đến dưới 50 tuổi có sức khỏe bình thường và 06 tháng một lần với người trên 50 tuổi. ₫2.500.000 ₫2.000.000

Khám Tổng Quát Gói Tiêu Chuẩn Cho Nam
Khám Tổng Quát định kỳ là cách thiết thực nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân! Khám Tổng Quát định kỳ được khuyến khích mỗi năm một lần đối với người từ 16 tuổi trở lên đến dưới 50 tuổi có sức khỏe bình thường, không mắc các bệnh mạn tính và 06 tháng một lần với người trên 50 tuổi. ₫2.100.000 ₫1.680.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}