ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Khi nào cần khám bác sĩ tim mạch

Khi nào cần khám bác sĩ tim mạch

Rất nhiều bệnh nhân nghĩ rằng khi nào họ đau tim, mổ tim, đặt stent trong tim, ... hay phải có triệu chứng ở tim mới cần khám bác sĩ tim mạch.

Tuy vậy, bệnh tim mạch - dù là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, lại thường không có triệu chứng trong một thời gian dài (hay được mệnh danh là sát thủ thầm lặng).

Chính vì lẽ đó, bác sĩ Tim mạch cần phải phát hiện sớm những mầm mống gây ra bệnh để điều trị phòng ngừa kịp thời cho người bệnh.

Bạn cần khám tim mạch khi thuộc 4 nhóm trường hợp sau:

1. Có nguy cơ bệnh tim mạch

- Huyết áp cao ( > 130/80 mmHg)

- Mỡ máu (Cholesterol) cao

- Tiểu đường

- Hút thuốc lá

- Trong gia đình có cha/ mẹ / anh chị em ruột có bệnh tim mạch, đột quỵ, đột tử, nhồi máu cơ tim.

- Thừa cân / Béo phì

- Bệnh thận mạn / Suy thận mạn

- Người ít vận động tập thể dục, thể thao

- Người lớn tuổi (nam > 50 tuổi, nữ > 55 tuổi hoặc sau mãn kinh)

- Bệnh nhân ung thư điều trị, xạ trị có ảnh hưởng đến tim

- Đánh giá nguy cơ tim mạch trước khi hoạt động thể thao, trước phẫu thuật, trước khi tham gia đào tạo một số nghề nghiệp đặc thù

- Siêu âm tim thai nhi cho phụ nữ mang thai

2. Người có triệu chứng nghi ngờ bệnh tim mạch, ví dụ như:

- Đau ngực

- Khó thở (nhất là khi khó thở khi lao động, tập thể dục, đi lên cầu thang, v.v.)

- Cảm giác tim đập nhanh / chậm / không đều (còn được mô tả là đánh trống ngực)

- Ngất xỉu hoặc choáng váng gần như sắp ngất xỉu

- Phù chân

- Vết loét ở chân lâu lành

3. Đã được chẩn đoán bệnh tim mạch

- Bệnh động mạch vành (còn gọi là thiểu năng vành, thiếu máu cơ tim cục bộ, hẹp mạch vành, nhồi máu cơ tim).

- Các bệnh van tim (hẹp, hở, sa van)

- Bệnh tim bẩm sinh

- Rối loạn nhịp tim

- Bệnh cơ tim

- Tiền sản giật, sản giật ở phụ nữ mang thai

4. Bệnh nhân đã được can thiệp/phẫu thuật tim mạch, ví dụ:

- Phẫu thuật van tim (thay van, sửa van)

- Bắc cầu mạch vành

- Phẫu thuật tim bẩm sinh

- Bít các lỗ thông trong tim bằng dụng cụ

Cần lưu ý rằng điều trị bệnh tim mạch không chỉ là cho thuốc hay phẫu thuật, mà người bệnh cần được tư vấn, theo dõi và điều trị phù hợp cho từng giai đoạn.

 

Đăng ký tầm soát bệnh Tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời!

👉 Gói tầm soát Đột quỵ https://bit.ly/3GalkN4

👉 Gói tầm soát các bệnh Tim mạch https://bit.ly/3HA2r6L

Bài viết liên quan

Bệnh Tim Mạch - Tăng Huyết Áp & Những điều cần biết
Tăng Huyết Áp - Căn bệnh được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng SỐ 1. Dù bạn có đang bị tăng huyết áp hay không, hãy dành ít phút cập nhật kiến thức về căn bệnh này ngay để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu, bằng cách lắng nghe những chia sẻ của Bs. Trần Lê Vũ để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch chủ, suy tim… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm vắc-xin Covid-19?
Lời khuyên của Ths. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn cho các bệnh nhân Tim mạch trước khi tiêm ngừa vắc-xin Covid-19.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

Tầm soát Nguy cơ Đột quỵ Tiêu chuẩn
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20. ₫5.500.000 ₫4.400.000

Khám Tư Vấn Các Bệnh Tim Mạch Từ Xa
CarePlus bắt đầu áp dụng dịch vụ Khám tư vấn các bệnh Tim mạch từ xa như bệnh mạch vành, suy tim, bệnh nhân đã đặt stent,... ₫375.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}