ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cần làm gì khi trẻ bị sốt co giật?

Cần làm gì khi trẻ bị sốt co giật?

Thời tiết giao mùa, khí hậu nóng lạnh thất thường tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi vì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Các triệu chứng cảm cúm như ho, sổ mũi, đau họng,... và đặc biệt là "sốt" sẽ trở nên quen thuộc trong thời điểm này. Và co giật khi sốt, lại là nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ. Trung bình cứ 100 trẻ từ 6 đến 5 tháng tuổi, sẽ có 2-4 trẻ co giật do sốt, đặc biệt từ 12-18 tháng. 

Chứng kiến trẻ lên cơn co giật tay chân, trợn mắt, tím môi thật sự làm cho bố mẹ ông bà vô cũng hốt hoảng. Rất nhiều phụ huynh khi thấy trẻ co giật là sẽ cuống cuồng đắp nước, lau mát, chà chanh, vắt chanh sả vào miệng trẻ,… mà không biết rằng, những cách chữa trị này lại gây nguy hiểm cho trẻ.

Vậy, Ba Mẹ cần làm gì khi trẻ sốt co giật?

Sốt co giật thường lành tính, không gây tổn thương não cũng như không tăng nguy cơ động kinh và thường kéo dài chỉ dưới 5 phút. Hơn nữa, cơn co giật sẽ không dừng lại dù có bất kì tác động nào nên bạn cần Bình Tĩnh và thực hiện những bước sau:

☑️ Đặt trẻ nằm nghiêng ở một mặt phẳng an toàn như giường, cũi,…

☑️ Quan sát cơn giật của con để có thể diễn tả lại cho bác sĩ sau đó

☑️ Để ý thời gian trẻ co giật bao lâu

☑️ Không cố kiềm tay chân trẻ để ngăn cơn co giật

☑️ Không cho bất cứ thứ gì vào miệng của trẻ như chanh sả, tay hoặc kể cả thuốc hạ sốt vì nó có thể làm tăng nguy cơ hít sặc

☑️ Không cố đưa tay hay muỗng que nại miệng trẻ vì nó có thể làm tổn thương răng, lợi, lưỡi miệng trẻ. Ba mẹ yên tâm vì trẻ sẽ không tự cắn lưỡi mình

☑️ Không cho trẻ vào bồn tắm thau nước để giảm nhiệt độ

☑️ Ba mẹ cần đưa trẻ đi đến bác sĩ thăm khác sau đó hoặc gọi cấp cứu ngay khi biểu hiện co giật kéo dài hơn 5 phút

Để đảm bảo cho con một hệ miễn dịch khỏe mạnh lướt bệnh thời điểm giao mùa, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường miễn dịch. Không chỉ có vitamin C mà còn có vitamin A, D, E, sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như Flavonoid, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và tiêm ngừa đầy đủ.

BS.CK 1 Trần Thị Tú Hằng 

Chuyên khoa Nhi, Phòng khám Quốc tế CarePlus

Bài viết liên quan

9 sai lầm thường gặp của bố mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt
Thực tế, Sốt không phải là bệnh mà là phản ứng của cơ thể trước một tác nhân gây bệnh nào đó, và Sốt CÓ LỢI vì giúp ức chế sự trưởng thành và sinh sản của 1 số vi khuẩn, virus.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Những hiểu lầm thường gặp của ba mẹ về ''Sốt'' ở trẻ
Với trẻ nhỏ, tần suất bệnh của các bạn trung bình sẽ là 8-10 đợt/năm, tương ứng với 8-10 đợt sốt/năm. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng biết cách nhận biết và xử lý đúng khi các bạn nhỏ sốt. Dưới đây là 5 hiểu lầm thường gặp nhất của các bậc cha mẹ về SỐT được BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang – Trưởng Khoa Nhi PK Quốc tế CarePlus tổng hợp và giải đáp ‘’SỰ THẬT’’ dưới mỗi hiểu lầm, để bố mẹ an tâm và tự tin hơn khi chăm sóc các bạn nhỏ.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

Bài viết gần đây/mới

ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG KỊP THỜI - RĂNG KHỎE ĐÓN TẾT AN VUI
Điều trị tủy răng ngay khi nhận thấy cơn đau răng dai dẳng là cách tốt nhất để bảo tồn răng thật và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu về phương pháp điều trị tủy răng tại CarePlus trong bài viết dưới đây!

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}