ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ

Người lớn chúng ta thường hay có nhiều lầm tưởng trong cách chăm sóc trẻ vì nghĩ rằng trẻ cũng giống như chúng ta, chúng ta cảm nhận thế nào thì trẻ cũng cảm thấy như vậy, cái gì tốt cho người lớn thì cũng tốt cho bé. Thật ra cơ thể của trẻ có nhiều điều rất khác người lớn, những điều đúng với người lớn chưa chắc đã đúng với bé đâu. Ba mẹ hãy cùng nhìn lại một số ngộ nhận thường gặp sau đây để chăm sóc bé đúng cách hơn nhé.

Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ

1. SỢ TRẺ BỊ LẠNH ☃☃☃

Ba mẹ hay nghĩ trẻ con dễ bị lạnh nên thường ủ ấm bé. Nhiều lúc ba mẹ nằm cùng với con thấy lạnh quá sao con vẫn nóng và đổ mồ hôi?

👩‍⚕ Sự thật: con đang trong quá trình tăng trưởng nhanh nên chuyển hóa cơ bản của con cao hơn người lớn, cơ thể con sẽ tỏa nhiệt nhiều hơn và con bị nóng hơn chúng ta. Nếu ủ ấm quá mức, bé sẽ bị tăng thân nhiệt, đổ mồ hôi nhiều, rôm sảy, quấy khóc khó ngủ. Lưu ý là tay chân trẻ nhỏ sẽ hơi mát lạnh, tay chân lạnh không có nghĩa là con bị lạnh nhé.

2. KHÔNG NÊM GÌ NHẠT NHÁCH SAO CON CHỊU ĂN 🍨🍧🍒

Chúng ta đã quen với thức ăn có gia vị nên khi thử thức ăn không gia vị sẽ cảm thấy nhạt nhẽo, khó ăn rồi chúng ta nghĩ rằng vì không nêm nên trẻ chê không chịu ăn.

👩‍⚕ Sự thật: cơ thể bé hoàn toàn khác người lớn, số lượng gai vị giác của bé nhiều hơn người lớn và thận của bé dưới 1 tuổi chưa trưởng thành. Hơn nữa, mỗi món ăn đã có sẵn vị mặn, vị ngọt riêng của nó. Chính vì vậy, thức ăn mà chúng ta chê nhạt nhẽo đó mới phù hợp với vị giác và thận của con. Nếu chúng ta nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi thì dễ làm bé rối loạn vị giác và thận của bé sẽ phải làm việc nhiều hơn để thải lượng muối dư đó ra khỏi cơ thể.

3. DẦU MỠ KHÔNG TỐT CHO SỨC KHỎE - ĂN CÁ TỐT HƠN ĂN THỊT 🥩🍗🍤

Chúng ta vẫn thường được khuyên hạn chế ăn thịt đỏ, ăn cá sẽ tốt cho sức khỏe hơn ăn thịt. Thế là thực đơn của bé cũng ít có thịt heo, thịt bò.

👩‍⚕ Sự thật: bé cần được ăn đa dạng phong phú, cân bằng để có đủ các chất dinh dưỡng. Nếu bé chỉ ăn cá chủ yếu sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ, nhất là giai đoạn 6-12 tháng tuổi. Với chất béo cũng vậy, vì người lớn không cần tăng trưởng thêm nên ăn nhiều chất béo sẽ không tốt cho tim mạch, nhưng trẻ con lại rất cần chất béo để tăng trưởng tốt và chất béo cũng rất cần cho sự phát triển trí não của trẻ. Nếu trong khẩu phần ăn của bé không có đủ chất béo, trẻ sẽ chậm tăng cân. Thực đơn của người châu Âu, châu Mỹ đã dùng nhiều bơ, sữa trong chế biến món ăn nên họ không cần bổ sung thêm chất béo nhưng bữa ăn của người Việt thì cần xem lại nhé.

4. BÉ CHƯA CÓ RĂNG SAO ĂN THÔ ĐƯỢC 😁😁😁

Nhiều bé đến gần 1 tuổi vẫn còn tiếp tục được ăn xay vì ba mẹ nghĩ rằng con chưa có nhiều răng chưa nhai tốt được, nếu ăn thô sẽ hại bao tử.

👩‍⚕ Sự thật: kỹ năng ăn thô không phụ thuộc số răng mà phụ thuộc vào sự phát triển của não bộ, con có thể nhai bằng nướu rất tốt nếu ba mẹ tăng dần độ thô của thức ăn theo lứa tuổi của con. Hãy mạnh dạn cho bé ăn thô trong giai đoạn 9-12 tháng vì đây là khoảng thời gian vàng để hình thành kỹ năng ăn uống tốt cho con.



👼 Chăm sóc trẻ nhỏ không phải là chuyện đơn giản nhưng cũng không quá khó khăn. Bố mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức đúng về sự phát triển của bé để thấy tự tin hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho những thiên thần nhỏ của mình. Chúc bố mẹ thành công! 👼

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}