ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

TRẺ CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN (RSV) CHỈ VÌ NỤ HÔN CỦA NGƯỜI LỚN!

Trẻ em do có sức đề kháng yếu, nên việc lây nhiễm các loại virus trên là điều có thể xảy ra, đặc biệt là khi nhận được một nụ hôn từ một người đang hoặc trước đó bị nhiễm virus RSV.

TRẺ CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN (RSV) CHỈ VÌ NỤ HÔN CỦA NGƯỜI LỚN!

Vào mùa lạnh, khi nhiệt độ giảm xuống mức thấp, nhiều loại virus sẽ có cơ hội để xuất hiện mạnh mẽ hơn, trong đó một số loại (RSV) có thể gây nên các bệnh về nhiễm trùng hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh và ho cho cả người lớn. 

Ở trẻ em, do có sức đề kháng yếu, nên việc lây nhiễm các loại virus trên là điều có thể xảy ra, đặc biệt là khi nhận được một nụ hôn từ một người đang hoặc trước đó bị nhiễm virus RSV. 

Theo các bác sĩ, virus RSV chính là nguyên nhân gây viêm phế quản và viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Trong đó, đặc biệt nguy hiểm là viêm phổi, đây được coi là “kẻ giết người lớn nhất” đối với trẻ nhỏ. 

  • Virus hợp bào hô hấp ( Respirastory Syncytial Virus – RSV) là nguyên nhân chính gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ 
  • Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với những người bị bệnh trong gia đình hoặc trẻ bệnh trong nhà trẻ , thông qua giọt chất tiết hô hấp khi ho, hắt hơi hoặc gián tiếp qua bàn tay người chăm sóc, đồ chơi của trẻ.

Định nghĩa: 

Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến một phần của phổi được gọi là "tiểu phế quản". Các tiểu phế quản là những ống nhỏ và nhiều nhánh có kích thước < 2mm có nhiệm vụ mang không khí vào và ra khỏi phổi. Khi các ống này bị viêm nhiễm, chúng sưng lên và ứ đọng đàm nhớt làm trẻ khó thở. 

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, phần lớn gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, cao nhất là vào mùa mưa ở miền Nam và mùa lạnh ở miền Bắc. Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ có diễn biến nhanh chóng dễ bùng phát thành dịch vào mùa đông- xuân với các triệu chứng ban đầu tương tự với cảm cúm thông thường.   

Thời gian ủ bệnh : trung bình 1 tuần ( thường từ 2-8 ngày). 

Sinh bệnh học: 

Virus RSV xâm nhập và nhân lên ở đường hô hấp trên, virus cố định và tiếp tục phát triển lan xuống tế bào biểu mô tiểu phế quản của bé gây ra: 

  • Hoại tử lớp biểu mô hô hấp 
  • Phá hủy tế bào nhung mao 
  • Tẩm nhuận tế bào đơn nhân 
  • Sau đó các mảnh vỡ tế bào và sợi fibrin sẽ tạo thành các nút tắc lòng phế quản làm ứ khí phế nang, tạo ra triệu chứng khò khè và khó thở thì thở ra. Nếu tắc lòng phế quản hoàn toàn sẽ gây ra xẹp phổi. 

Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ: 

Khởi đầu bằng triệu chứng nhiễm siêu vi (sốt,ho, chảy mũi) , một hai ngày sau đó trẻ  khò khè thở nhanh, thở co lõm ngực, trẻ quấy khóc và bú kém. 

  • Trẻ có thể bị mất nước do sốt, thở nhanh và bú kém. 
  • Khám phổi có thể nghe ran ngáy, rít hoặc ran ẩm nhỏ hạt. 
  • Đặc biệt lưu ý trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi có thể chỉ có cơn ngưng thở mà không có  triệu chứng khác. 

Yếu tố nguy cơ  làm trẻ trở nặng phải cẩn thận: 

  • Trẻ quá nhỏ < 3 tháng tuổi 

  • Trẻ sanh non đặc biệt dưới 32 tuần 

  • Trẻ có bệnh tim bẩm sinh đi kèm 

  • Trẻ có bệnh phổi mạn 

  • Trẻ suy giảm miễn dịch 

  • Suy dinh dưỡng nặng 

  • Bất thường nhiễm sắc thể hoặc bệnh lý thần kinh cơ 

Bệnh viêm tiểu phế quản điều trị thế nào?

Trường hợp nhẹ có thể điều trị ngoại trú, chủ yếu điều trị triệu chứng: 

  • Cung cấp nước đầy đủ rất quan trọng trong Viêm tiểu phế quản. 
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng và cho trẻ bú như bình thường. 
  • Thông thoáng đường thở bằng nước muối sinh lý đẳng trương Natri Chlorua 0.9% 
  • Không tự ý sử dụng khí dung nước muối ưu trương, dãn phế quản, kháng sinh hay kháng viêm.

 

Đừng quên theo dõi sát diễn tiến bệnh của trẻ:

Diễn tiến: đa số trẻ giảm khò khè sau 3-4 ngày, khỏi bệnh hẳn từ 1-2 tuần. 

Tái khám lại sau 2 ngày, dặn trẻ trở lại khám ngay khi có một trong các dấu hiệu nặng như bỏ bú, sốt cao, thở bất thường (thở nhanh, thở không đều, có cơn ngưng thở), tím tái, bứt rứt, kích thích, rối loạn tri giác. 

Trường hợp nặng trẻ cần nhập viện để được hỗ trợ hô hấp thở oxy và điều trị biến chứng gồm suy hô hấp và nhiễm trùng. 

Trẻ cũng có thể trở nặng với các biến chứng suy hô hấp và bội nhiễm vi trùng làm điều trị khó khăn, kéo dài và có nguy cơ tử vong. 

Ba mẹ nên phòng ngừa bệnh cho bé thế nào?

  • Vệ sinh bàn tay sạch sẽ là quan trọng nhất, người lớn nên vệ sinh tay sạch trước khi chăm sóc trẻ, đối với trẻ lớn nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hoặc có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp. 
  • Từ chối nhẹ nhàng khi người thân muốn hôn trẻ bằng cách mẹ có thể đưa tay của bé ra cho mọi người hôn thay vì hôn má. 
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi bế ẳm bé. 
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường nhiều khói bụi. 

  • Tiêm ngừa cúm hằng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. 

Ba mẹ nên từ chối nụ hôn của người khác đối với trẻ một cách tế nhị để bảo vệ sức khỏe của con mình. Nếu sợ hiểu lầm, mẹ có thể giải thích cho mọi người hiểu được tác hại từ nụ hôn. Hãy chăm sóc trẻ một cách khoa học để được khỏe mạnh! 

Bài viết liên quan

10 bệnh tai mũi họng thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả
Tai mũi họng là bệnh thường gặp, nhất là vào thời điểm giao mùa. Vì vậy, rất nhiều người nghĩ rằng đau họng, viêm mũi là những bệnh xoàng xĩnh, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh ở tai mũi họng là dấu hiệu cảnh báo và là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm.

5 Bệnh Truyền Nhiễm Nguy Hiểm Ở Trẻ Em Cần Đề Phòng Ngay
Bộ Y tế khuyến cáo các bệnh truyền nhiễm bao gồm: sốt xuất huyết, sởi, cúm A, viêm đường hô hấp và tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng trở lại trong những tuần gần đây. Ba mẹ cần lưu tâm ngay đến những triệu chứng của bệnh, bình tĩnh nhận diện đúng để có hướng chăm sóc và điều trị phù hợp.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

“Trẻ giật mình chới với”: Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng
Bác sĩ Lại Thị Bích Thủy lưu ý tới phụ huynh, nếu thấy con em mình biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay chân mông gối, loét miệng, kèm thêm việc xuất hiện một trong các triệu chứng giật mình chới với, ói nhiều, sốt cao khó hạ, thở bất thường, run tay chân, đi loạng choạng, ngồi không vững, nuốt khó, co giật,… Đó là những dấu hiệu mà phụ huynh phải đưa con đi bệnh viện ngay.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Nhi sơ sinh
Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh. Dịch vụ khám tư vấn từ xa các bệnh Nhi sơ sinh của CarePlus giúp kết nối ba mẹ và những người chăm sóc trẻ với các bác sĩ Nhi khoa tận tâm và giàu kinh nghiệm hàng đầu của CarePlus, để hướng dẫn ba mẹ các biện pháp chăm sóc đúng cách và tư vấn cụ thể để ba mẹ cám thấy an tâm hơn trong giai đoạn dịch bệnh. ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}