ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Trẻ Bị Chàm Sữa Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Hiệu Quả

Chàm sữa hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường khởi phát ở trẻ em. Bệnh thường khởi phát sớm, có tới 60% trường hợp viêm da cơ địa khởi phát bệnh trong năm đầu đời, 30% trẻ khởi phát bệnh trong 5 năm đầu tiên và chỉ 10% trẻ khởi phát bệnh sau 5 tuổi. Thông thường hơn 90% trường hợp trẻ sẽ ổn định sau 2 tuổi, chỉ 5% số trẻ bị bệnh chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn, có không ít trường hợp bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi trưởng thành.

Trẻ Bị Chàm Sữa Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Hiệu Quả

Nhiều ba mẹ "sốt ruột" khi con bị chàm sữa và tình trạng tái đi tái lại nhiều lần nhưng không biết cách xử lý thế nào cho đúng. Tuy nhiên ba mẹ cũng đừng quá lo lắng vì viêm da cơ địa không gây ra biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, vì vậy ba mẹ nên biết cách chăm sóc cho con để hạn chế bệnh tái phát nhiều lần có thể để lại sẹo và tổn thương da.

Chàm sữa ở trẻ em là bệnh gì?

Chàm sữa - Viêm da cơ địa ở trẻ là bệnh viêm da mãn tính, có xu hướng tái phát thường xuyên và có liên quan đến cơ địa dị ứng. Bình thường, làn da sẽ có một lớp màng bảo vệ để ngăn không có nước trong da bị bốc hơi kèm theo đó là bảo vệ làn da khỏi những tác nhân xấu từ bên ngoài. Tuy nhiên với trẻ bị chàm sữa, lớp màng bảo vệ này bị tổn thương khiến cho làn da của trẻ bị khô, mất nước và các vi khuẩn ở ngoài dễ dàng xâm nhập gây nên mụn đỏ, ngứa ngáy trên da bé.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em

Có nhiều yếu tố khiến cho bệnh chàm sữa ở trẻ em khởi phát hoặc trầm trọng thêm. Ví dụ, với thời tiết hanh khô thì da của bé sẽ khô hơn, vì vậy trẻ bị viêm da cơ địa các triệu chứng sẽ nặng hơn vào mùa đông và đỡ hơn khi vào hè. Bên cạnh đó, việc sử dụng xà phòng/xà bông hay các chất tẩy rửa không phù hợp, điều kiện vệ sinh kém và thức ăn cũng là yếu tố khởi phát các đợt cấp của viêm da cơ địa. Vì vậy bố mẹ cần tuân thủ trong điều trị và không tự ý sử dụng các loại kem dưỡng, thuốc không được kê đơn và không rõ nguồn gốc để điều trị cho bé.

  • Sự thay đổi về gen có thể làm thay đổi các chức năng của hàng rào bảo vệ da, tạo điều kiện thuật lợi cho các tác nhân xấu gây bệnh ở môi trường như dị nguyên, vi khuẩn,… có thể dễ dàng xâm nhập và gây bệnh ở trẻ. 
  • Một số người bị viêm da cơ địa có thành viên trong gia đình cũng mắc bệnh này.
  • Hệ thống miễn dịch: Bình thường hệ thống miễn dịch có vai trò chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhưng đôi khi hệ miễn dịch bị rối loạn và hoạt động quá mức có thể gây ra tình trạng viêm trên da.
  • Bên cạnh đó, môi trường cũng là một yếu tố quan trọng trong việc làm khởi phát bệnh cũng như làm bệnh có những triệu chứng tăng nặng như yếu tố thời tiết, không khí hanh khô, tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà, lông của động vật hay từ thức ăn như thịt bò, trứng, lạc (đậu phộng), tôm, cua,… Các dị nguyên do dị ứng tiếp xúc và các bệnh lý kèm theo.

Biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ em

Tùy vào từng giai đoạn, trẻ sẽ có những biểu hiện của bệnh chàm sữa (Viêm da cơ địa) khác nhau. Bất kỳ vùng nào trên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi vùng viêm.

  • Giai đoạn cấp tính: Tổn thương thường thấy là mụn nước bị dập vỡ trên nền da dát đỏ, có rỉ dịch và đóng thành vảy tiết, những tổn thương này thường hay gặp ở trán, má và cằm của bé. Trong trường hợp nặng hơn có thể nổi trên thân mình và các chi.
  • Giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng sẽ nhẹ hơn, các dát sần tập trung trên nền da đỏ thành từng mảng hoặc nằm rải rác, rỉ và ứ dịch nhiều, có phù nề kèm theo ngứa.
  • Giai đoạn mãn tính: Lúc này da trẻ thường dày và khô, các vết nứt ở da gây đau, những nếp gấp lớn như lòng bàn tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân,… Tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm.

Trẻ mắc chàm sữa thường kèm theo những tình trạng khác nhau như hen suyễn và dị ứng, bệnh vảy cả, lo lắng và mất ngủ. Viêm da cơ địa gây ngứa dữ dội khiến cho trẻ khó chịu và thường xuyên cào gãi hoặc chà xát, điều này làm da càng thêm tổn thương và bị nhiễm trùng.

Chàm sữa (Viêm da cơ địa) không gây ra biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, nhưng nếu không điều trị đúng cách, bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần, có thể để lại sẹo và tổn thương da. Bên cạnh đó, theo thống kê hơn một nửa số trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa có thể phát triển thành bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô (một dạng viêm mũi dị ứng gây ra các triệu chứng giống với cảm lạnh như chảy nước mũi, sung huyết, hắt hơi và áp lực xoang) vào năm 13 tuổi.  

Khi nhận thấy con bạn có các dấu hiệu trên hãy đưa trẻ khám để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả cũng như những lưu ý trong chăm sóc để bệnh sớm thoái lui, hạn chế tái phát

Cách điều trị bệnh chàm sữa (Viêm da cơ địa) ở trẻ em

Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sẽ tập trung và loại bỏ triệu chứng, giảm tình trạng ngứa, viêm da ở trẻ, giúp da trẻ nhanh dịu, đủ ẩm và chống nhiễm trùng da,… Sau khi thăm khám với bác sĩ, tùy vào tình trạng của từng bé bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ em

Chàm sữa là bệnh dễ khởi phát bởi các yếu tố môi trường. Để phòng ngừa bệnh cho con bố mẹ có thể áp dụng một số điều sau:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ;
  • Giữ cho khu vực phòng ngủ và môi trường xung quanh trẻ được thoáng khí, mát mẻ, sạch sẽ và độ ẩm lý tưởng;
  • Cho trẻ mặc những trang phục thấm hút mồ hôi, chất mát và mềm, không có bụi vải hoặc dễ kích ứng lên da;
  • Tắm cho trẻ mỗi ngày kèm theo sử dụng kem dưỡng da lành tính để duy trì độ ẩm và cân bằng da;
  • Chọn sữa tắm có độ pH phù hợp, không kích ứng và không chứa chất tẩy rửa;
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một số thực phẩm được cho là có liên quan đến việc khởi phát và tăng tình trạng bệnh như thịt bò, sữa, trứng gà,… Vì vậy bố mẹ cần lưu ý trong chế độ ăn, nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng với các thực phẩm trên thì cần tránh cho trẻ.
  • Tránh các yếu tố nguy cơ như khí hậu khô, bụi, lông động vật, phấn hoa,…

Với những trẻ có làn da nhạy cảm, chỉ cần một tác nhân nhỏ cũng khiến cho làn da trẻ có thể tổn thương. Vì vậy bố mẹ cần quan tâm trong việc chăm sóc trẻ và bảo vệ làn da của bé.

Bài viết liên quan

Làm Gì Khi Trẻ Bị Rôm Sảy
Khi Sài Gòn bắt đầu bước vào những ngày nắng nóng, cũng là lúc ba mẹ bắt đầu những chuỗi ngày lo lắng khi thấy bé bi nổi rôm sảy đầy mình. Rôm sảy tuy là tình trạng phát ban lành tính thường gặp ở trẻ, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhưng cũng không nên quá chủ quan. Nếu vẫn chưa biết chăm sóc trẻ khi bị rôm sảy đúng cách, ba mẹ đừng ngại dành ít phút để đọc những thông tin bổ ích được chia sẻ bởi Bs. Phạm Thị Thùy Trang – Trưởng Khoa Nhi PK CarePlus.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

Phòng ngừa Viêm da do Kiến ba khoang đốt mùa mưa
"Kiến ba khoang" là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong mùa mưa hiện tại với 92,000 lượt tìm kiếm trên Google và phủ sóng hầu hết trên các mặt báo lớn.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

9 Nguyên nhân gây bệnh mày đay thường gặp
Mày đay (hay còn gọi là mề đay) là căn bệnh thường gặp, mặc dù không gây nguy hiểm nhưng mày đay lại khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Để kiểm soát cũng như phòng ngừa bệnh lý này, hãy cùng CarePlus điểm danh các nguyên nhân gây bệnh người bệnh cần tìm được nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị dị ứng, mề đay để giảm thiểu mức độ nguy hiểm mà bệnh gây ra.

Bài viết gần đây/mới

Hiểu thêm về Nổi Mày Đay và Phù Mạch
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}