Mày đay (hay còn gọi là mề đay) là căn bệnh thường gặp, mặc dù không gây nguy hiểm nhưng mày đay lại khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Để kiểm soát cũng như phòng ngừa bệnh lý này, hãy cùng CarePlus điểm danh các nguyên nhân gây bệnh người bệnh cần tìm được nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị dị ứng, mề đay để giảm thiểu mức độ nguy hiểm mà bệnh gây ra.
19/05/2022 9:33:46 SA
1. Do thức ăn
Khi bị dị ứng thực phẩm, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ xác định thực phẩm là yếu tố ngoại lai và hình thành nên phản ứng dị ứng nhằm chống lại chúng. Có thể nói, nổi mề đay là triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng thực phẩm. Một số loại thực phẩm giàu protein rất dễ gây ra phản ứng dị ứng là hải sản, đậu phộng, da gà, trứng,...
2. Do thuốc
Tất cả các loại thuốc đều có thể gây mày đay. Thường gặp nhất là kháng sinh. Các thuốc điều trị cảm cúm, viêm khớp, huyết áp đều có thể gây mày đay. Đôi khi một người chỉ dị ứng với tôm nuôi, không dị ứng với tôm biển do sản phẩm chăn nuôi có dư lượng kháng sinh.
Mày đay do thuốc thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau dùng vài ngày.
3. Do tác nhân đường hô hấp
Hít phải các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, bụi kho, lông vũ, khói thuốc, nấm mốc, hương liệu. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh này người bệnh nên vệ sinh chỗ ở thường xuyên.
4. Do nhiễm trùng
Nhiễm virus như viêm gan siêu vi B,C; nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, tiết niệu, sinh dục, nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun, sán) hay nhiễm nấm ở da, nội tạng. Các trường hợp nhiễm trùng đôi khi tiềm ẩn, chưa phát hiện.
5. Do nọc độc
Từ các vết đốt của một số côn trùng như muỗi, bọ chét, ong, kiến, sâu. Thường nguyên nhân này dễ nhận ra. Một số loài nhỏ như mạt bụi nhà ở giường ngủ đôi khi bị bỏ sót.
6. Do tiếp xúc với hóa chất
Từ các loại mỹ phẩm, son, phấn, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay, móng chân, xà phòng,… Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm cũng có thể gây mày đay.
7. Do tác nhân vật lý
- Do áp lực tì đè, chứng da vẽ nổi. Người bệnh nên mặc quần áo rộng thoáng nếu bị nguyên nhân này.
- Do vận động, xúc cảm như mệt nhọc, gắng sức, stress.
- Do lạnh, do nóng, do ánh sáng mặt trời, do nước (thay đổi thời tiết, mưa, tắm).
8. Do các bệnh hệ thống
Mày đay có thể xuất hiện do người bệnh mắc bệnh toàn thân như lupus ban đỏ, tiểu đường, cường giáp, viêm mạch máu...
9. Do di truyền
Nếu trong gia đình có người từng bị mày đay, khả năng người thân trong gia đình mắc bệnh cũng không nhỏ.
Mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nhưng mày đay lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh (mất thẩm mỹ, ngứa ngáy, khó chịu). Người bệnh khi có những biểu hiện: nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu,…cần đến khám sớm tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu để được thăm khám, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh trực tiếp.
Đăng ký thăm khám với Bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về da hiệu quả qua Hotline 18006116.