ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Tăng sức đề kháng cho trẻ vào thời điểm giao mùa

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh hô hấp như cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản và một số bệnh tiêu hóa… Đặc biệt là cận Tết thời tiết chuyển lạnh, lại thêm thói quen sinh hoạt, ăn uống thay đổi trong suốt kỳ nghỉ dài khiến trẻ dễ mắc bệnh. Do đó giải pháp để tăng đề kháng cho trẻ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh là điều quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.

Tăng sức đề kháng cho trẻ vào thời điểm giao mùa

13/01/2023 10:43:27 SA

Vì sao cần tăng đề kháng cho trẻ khi giao mùa?

Sức đề kháng hay khả năng miễn dịch của cơ thể chính là khả năng phòng vệ trước sự xâm nhập của những tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… khi sức đề kháng bị suy giảm, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn. Chính vì thế, việc hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm này sẽ giúp cơ thể trẻ có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giảm biến chứng. 

Đây cũng là điều thiết yếu để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và cũng là nền tảng vững chắc cho sức khỏe trong tương lai. Đặc biệt, trẻ nhỏ với hệ miễn dịch còn non yếu rất dễ mắc bệnh khi thời tiết chuyển mùa nóng lạnh thất thường.

Chuyên gia bật mí 5 cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả nhất

Có rất nhiều cách giúp cải thiện hệ miễn dịch của trẻ, ba mẹ có thể kết hợp hiệu quả chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống và các cách tăng cường đề kháng sau đây:

1) Dinh dưỡng:

Đối với các bé sơ sinh:

Cho bé bú thật nhiều sữa mẹ vì trong sữa mẹ cũng chứa một nguồn kháng thể dồi dào giúp bé có thể tránh được nhiều loại bệnh. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng và bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn, virus gây hại, hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh… Những dưỡng chất trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài thời gian đến 24 tháng nếu có thể để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ một cách tốt nhất.

Đối với các trẻ lớn hơn:

- Cho trẻ uống đủ nước

- Ăn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm.

- Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,...

- Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ. Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám, sữa chua… cũng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

- Các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh,... là những nguồn rất giàu vitamin C. Uống thêm các loại nước ép khác cũng giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.

- Ba mẹ cũng cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D,...

2) Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch:

Tiêm chủng là biện pháp khoa học và hữu hiệu nhất để giúp tăng sức đề kháng cho bé.

3) Giữ môi trường sạch sẽ:

Giữ môi trường sống sạch sẽ để loại trừ mầm bệnh ra khỏi môi trường sống của trẻ thông thoáng và sạch sẽ, mở cửa sổ vào ban ngày để đón gió trong lành và nắng ấm cho bé.

4) Tuyệt đối không hút thuốc lá:

Người lớn nên tránh hút thuốc khi có trẻ em bên cạnh. để tránh nguy cơ bé bị nhiễm khói thuốc lá sẽ gây hại đến sức đề kháng cho bé. Ngoài ra, các bạn nên dạy cho bé tập thói quen vệ sinh thân thể, tắm gội thường xuyên, đánh răng sạch sẽ để phòng chống các vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh.

5) Thường xuyên cho trẻ vận động cơ thể:

Cho bé đạp xe, bơi lội, đá bóng… sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn, năng động, hòa động và nhất là tăng cường kháng thể tự nhiên hiệu quả.

6) Tập cho trẻ đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc:

Giấc ngủ đối với trẻ em đóng vai trò rất quan trọng trong việc củng cố, cải thiện sức đề kháng của trẻ. Việc thiếu ngủ khiến em bé dễ mắc bệnh hơn do giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên và còn khiến cho trẻ khó chịu, tinh thần không tỉnh táo.

Trên đây là những cách tăng đề kháng cho trẻ hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, sức đề kháng không thể tăng ngay trong “một sớm một chiều” bởi đây là quá trình dài, cần duy trì thường xuyên. Để cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh, cha mẹ nên kết hợp giữa chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt tốt cho bé. Tốt nhất ba mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để giúp cha mẹ nắm rõ tình hình phát triển thể chất của trẻ.

Phòng khám quốc tế CarePlus là một trong những địa chỉ uy tín để cha mẹ tham khảo khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Giúp kiểm tra các chỉ số chiều cao, cân nặng, chức năng hô hấp, thính giác, thị giác,... qua các mốc phát triển. Từ đó bác sĩ sẽ chẩn đoán một số bệnh lý nguy hiểm, đồng thời tư vấn chế độ dinh dưỡng khoa học để giúp con cải thiện thể chất và sức đề kháng để có được thể trạng tốt nhất, sự phát triển toàn diện.

Bài viết liên quan

Bảng tiêm chủng cho trẻ 0-18 tuổi
CarePlus cung cấp dịch vụ tiêm ngừa cho trẻ bao gồm đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết theo phác đồ tiêm chủng khuyến cáo. Cam kết nguồn vắc-xin chất lượng cao, nhập khẩu trực tiếp từ các hãng sản xuất uy tín trên thế giới đã được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn, đồng thời được bảo quản nghiêm ngặt bằng công nghệ hiện đại.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

Cẩn thận bệnh hô hấp “rình rập" trẻ em mùa cuối năm, ba mẹ nên làm gì để phòng bệnh cho bé?
Bệnh hô hấp là một trong bệnh lý trẻ nhỏ dễ mắc phải. Nhất là vào thời điểm cuối năm chuyển lạnh, nhiệt độ xuống thấp là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rút gây các bệnh về đường hô hấp phát triển và tấn công trẻ em có sức đề kháng yếu. Vì vậy, ba mẹ nên lưu ý các triệu chứng và và xử trí điều trị các bệnh lý tai mũi họng cho trẻ đúng cách để tránh dẫn tới các biến chứng.

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}