Rất nhiều bệnh nhân tỏ ra bất ngờ khi được bác sĩ thông báo mình có mỡ máu cao vì họ còn rất trẻ, cơ thể của họ lại trông rất ốm, không thấy mập mạp chút nào như hình ảnh mấy người mỡ máu cao trên truyền thông.
02/08/2021 11:16:49 CH
Thật ra, có khoảng 25% người có chỉ số BMI bình thường nhưng lại có các vấn đề tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng đường huyết.
Sau đây là 5 điểm quan trọng để nhận diện các bệnh nhân này:
1. Chỉ số BMI không quan trọng bằng vị trí tích mỡ
- Mỡ quanh các nội tạng mới liên quan mật thiết với bệnh lý tim mạch. Vòng eo trên >94cm ở nam và >80cm ở nữ là cách đơn giản để phát hiện vấn đề này.
2. Khối lượng cơ/mỡ quan trọng hơn tổng khối lượng
- Những người này thường có cơ bắp khá "nhão", khám bắp tay ("con chuột"), bắp chân thường rất ít cơ. Vùng eo nhiều mỡ và cơ bụng lỏng lẻo. Đa phần là dân văn phòng hoặc nữ giới ít vận động.
3. Chế độ ăn không lành mạnh
- Gầy không đồng nghĩa với ăn uống lành mạnh. Không ăn thịt mỡ nhưng lại ăn nhiều thịt bò, nội tạng, đồ hộp, ăn rau nhưng phải xào với dầu mỡ chứ ít ăn rau luộc. Hoặc những bạn giảm cân bằng chất bột đường như nhịn ăn sáng chỉ ăn khoai lang, nhưng uống trà sữa, nước ngọt. Do đặc điểm hấp thu dinh dưỡng riêng, những người này sẽ hấp thu mỡ, đường nhiều, tích mỡ xung quanh nội tạng đồng thời lại ít tạo cơ bắp.
4. Ít vận động và nhanh mệt khi vận động thể lực
- Là hậu quả của các điều trên. Do có ít cơ bắp và không vận động nên khả năng thể chất khá kém. Cơ thể không tiêu hao được mỡ tích trữ và tiếp tục tăng mỡ máu thêm.
5. Yếu tố gia đình
- Những người có người thân trực hệ như ba mẹ anh chị em ruột có tăng mỡ máu, nhất là các trường hợp tăng mỡ máu xuất hiện từ thời rất trẻ.
Nếu bạn có 1 trong các yếu tố này, tích cực thay đổi lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khoẻ định kỳ là yếu tố giúp bạn tránh được kẻ gây hại "giấu mặt" này nhé!
Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn
Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn