ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nội soi dạ dày có đau không? Bao nhiêu tiền? 7 lưu ý khi thăm khám

Nội soi dạ dày là cách tốt nhất để phát hiện các tổn thương, chẩn đoán viêm loét và ung thư. Vậy nội soi dạ dày có đau không? Bao nhiêu tiền?

Nội soi dạ dày có đau không? Bao nhiêu tiền? 7 lưu ý khi thăm khám

09/08/2018 3:36:08 CH

Nội soi dạ dày là phương pháp hữu hiệu nhất để phát hiện các tổn thương ở dạ dày, chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Nội soi dạ dày thường được chỉ định rộng rãi, tuy nhiên bệnh nhân nên thực hiện nội soi tại cơ sở uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng, tránh lây nhiễm một số bệnh nguy hiểm. Vậy nội soi dạ dày bao nhiêu tiền? Có đau không và cần lưu ý gì khi thực hiện nội soi dạ dày?

1. Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày là phương pháp thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa gồm thực quản, dạ dày và tá tràng bằng cách đưa một ống soi mềm nhỏ qua đường miệng. Ống nội soi nhỏ có gắn chiếu sáng, camera thu hình trực tiếp chiếu lên màn hình. Vì điều khiển được ống soi đi sâu vào ống tiêu hóa, nên bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương nhỏ chỉ vài milimet bên trong hệ tiêu hóa. 

nội soi dạ dày

Ống soi mềm, nhỏ, giúp nội soi dễ dàng, không gây tổn thương lên niêm mạc dạ dày

2. Khi nào cần nội soi dạ dày?

Bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày nhằm mục đích:

Chẩn đoán: Nội soi dạ dày giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý, xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó tiêu, khó nuốt, đau bụng… Khi cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành làm một xét nghiệm trong quá trình nội soi:

  • Làm Clo-test để chẩn đoán nhiễm H.Pylori (HP): Lấy một mẫu mô nhỏ nơi viêm hoặc loét cho vào một lọ đựng thuốc thử Clo-test, sau đó quan sát sự đổi màu của hóa chất. Nếu thuốc thử chuyển sang màu hồng, chứng tỏ có sự hiện diện của vi khuẩn HP, khi đó kết quả Clo-test dương tính (+).
  • Sinh thiết tìm ung thư: Bác sĩ lấy một mảnh mô nhỏ và quan sát dưới kính hiển vi để hiển thị các tế bào ung thư nếu có. Việc thực hiện sinh thiết này không gây đau đớn hay khó chịu cho bệnh nhân. 

Điều trị: Bằng những dụng cụ chuyên biệt luồn qua ống nội soi, bác sĩ có thể điều trị các bệnh lý liên quan đường tiêu hóa như: xuất huyết đường tiêu hóa, lấy dị vật trong đường tiêu hóa, cắt pô-lýp hoặc nong thực quản. 

3. Nội soi dạ dày có đau không? Các phương pháp nội soi dạ dày hiện nay

Quy trình nội soi được thực hiện bởi ít nhất một bác sĩ và một điều dưỡng. Bệnh nhân nằm ở tư thế nghiêng bên trái và ngậm một dụng cụ bằng nhựa để bảo vệ răng miệng và giữ cho miệng luôn mở. 

Trường hợp nội soi gây mê, bác sĩ tiêm một lượng thuốc vừa đủ vào tĩnh mạch trên cánh tay giúp bệnh nhân trải qua một giấc ngủ ngắn. Theo đó, thiết bị theo dõi nhịp thở, huyết áp và nhịp tim cũng được gắn trên người bệnh nhân. 

Hiện nay có 3 phương pháp nội soi dạ dày. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng và được chỉ định trong từng trường hợp bệnh cụ thể. 

- Nội soi qua đường miệng

Bệnh nhân sẽ được uống một loại thuốc để loại bỏ dịch nhầy trên niêm mạc, sau đó được xịt thuốc tê ở miệng để làm giảm cảm giác khó chịu khi đưa ống soi vào. 

Bác sĩ đưa ống nội soi mềm từ hầu họng qua thực quản xuống dạ dày. Hình ảnh từ camera trên đầu thiết bị nội soi sẽ truyền tải về màn hình, bác sĩ dựa vào đó có thể theo dõi và đưa ra các chẩn đoán. Trong quá trình nội soi, bệnh nhân không nói được nhưng vẫn thở bình thường. 

Ưu nhược điểm nội soi dạ dày qua đường miệng: 

  • Ưu điểm: Dễ thực hiện, độ chính xác cao, chi phí phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng.

  • Nhược điểm: Một số người có cảm giác khó chịu, nghẹn thở hoặc buồn nôn. Lúc này chỉ cần hít thật sâu, thở ra chậm rãi để làm giảm các triệu chứng.

- Nội soi qua đường mũi

Bác sĩ nhỏ thuốc tê vào mũi để gây tê ở mũi và xịt thuốc tê vào miệng để gây tê cổ họng bệnh nhân. Ống soi đã bôi thuốc gây tê được luồn qua mũi xuống phần sau của miệng, bệnh nhân được yêu cầu nuốt nhẹ xuống. Ống soi tiếp tục đi qua thực quản và xuống dạ dày, camera sẽ truyền hình ảnh đến màn hình bên ngoài, bác sĩ sẽ theo dõi, nếu phát hiện có bất thường, bác sĩ chụp lại để kiểm tra.

Ưu nhược điểm nội soi dạ dày qua đường mũi:

  • Ưu điểm: Dễ thực hiện, độ chính xác cao, ống soi có đường kính nhỏ nên ít gây buồn nôn, khó chịu. 

  • Nhược điểm: Không thực hiện được nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý ở mũi, hẹp khe mũi và có chi phí cao hơn so với nội soi dạ dày qua đường miệng.

- Nội soi dạ dày gây mê - không đau

Thực chất đây là phương pháp nội soi dạ dày qua đường miệng nhưng người bệnh sẽ được gây mê, thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân có tâm lý sợ hãi hoặc yêu cầu khi nội soi.

Ưu nhược điểm nội soi dạ dày gây mê: 

  • Ưu điểm: Vì gây mê nên người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu, không có các hành động nguy hiểm như giãy giụa, giật ống soi (người có tâm lý sợ hãi). Bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật như lấy dị vật, cầm máu ổ loét, nong hẹp… thuận lợi và an toàn. 

  • Nhược điểm: Chi phí cao, thực hiện phức tạp vì cần sự hỗ trợ của bác sĩ gây mê và có thể phải thực hiện thêm một số xét nghiệm trước khi tiến hành nội soi. Một số trường hợp, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ do thuốc mê… cần phải theo dõi sát sao. 

Kết thúc nội soi, ống soi sẽ được nhẹ nhàng rút ra khỏi miệng hoặc mũi bệnh nhân. Để phòng ngừa lây nhiễm một số bệnh như viêm gan, HIV hoặc nhiễm khuẩn HP, các dụng cụ sau khi nội soi cho mỗi bệnh nhân luôn được rửa sạch và ngâm trong dung dịch khử khuẩn trước khi sử dụng lại. 

Toàn bộ quy trình nội soi thường diễn ra trong 10 – 15 phút. Người bệnh thả lỏng cơ thể và thoải mái khi nội soi, thời gian thực hiện sẽ càng được rút ngắn lại. Nội soi dạ dày là phương pháp ít đau nhất hoặc không đau (nội soi gây mê), an toàn vì không để lại vết thương trên người và rất hiếm tai biến. 

4. Thời gian nhận được kết quả nội soi dạ dày

Thông thường bác sĩ sẽ trả kết quả ngay sau khi nội soi. Trường hợp có làm Clo-test để chẩn đoán nhiễm HP, bệnh nhân sẽ được hẹn 1 – 2 giờ sau đó. Kết quả sinh thiết có trong vòng 1 – 2 tuần. Bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ về thời gian nhận kết quả nội soi và sinh thiết của mình. 

5. Nội soi dạ dày bao nhiêu tiền? 

Tùy vào cơ sở y tế thăm khám, dịch vụ nội soi (gây mê, không gây mê) mà chi phí nội soi dạ dày là khác nhau. Tuy nhiên, trung bình giá dịch vụ nội soi tại CarePlus dao động khoảng: 

Nội soi không đau thực quản - dạ dày - tá tràng: 2.600.000đ

Nội soi gây tê thực quản - dạ dày - tá tràng: 1.000.000đ - 1,800,000đ.

CarePlus thực hiện thủ thuật nội soi không đau và nội soi gây tê an toàn, không khó chịu, hiệu quả. Bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định phương pháp phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

6.Tại sao nên nội soi không đau tại CarePlus?

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Huy Bằng đang thực hiện nội soi không đau tại Phòng khám CarePlus Quận 1.

  • CarePlus trang bị hệ thống thiết bị nội soi hiện đại từ Nhật Bản nhằm hỗ trợ các bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn sâu, giúp phát hiện tổn thương nghi ngờ, giúp khách hàng đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

  • Khu vực nội soi đảm bảo theo tiêu chuẩn khử trùng tuyệt đối để an toàn tối đa cho khách hàng.

  • Đội ngũ nhân viên CarePlus tận tâm hướng dẫn và chăm sóc quá trình nội soi không đau, mang lại sự thoải mái và tiện nghi cho từng khách hàng, giúp đảm bảo tiến trình hồi phục nhanh chóng.

Đăng ký khám tư vấn trước khi thực hiện nội soi không đau, vui lòng gọi tổng đài miễn cước Hotline 1800 6116 hoặc inbox fanpage để đặt hẹn nhanh chóng.

6. Những ai NÊN và KHÔNG NÊN nội soi dạ dày?

Đối tượng nên nội soi dạ dày:

  • Người có triệu chứng bất thường như: đau vùng ngực, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, ợ hơi, khó tiêu, đi phân đen, đi ngoài ra máu…
  • Bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính nên nội soi dạ dày định kỳ (2 lần/năm), viêm dạ dày mức độ nhẹ và trung bình nên nội soi 3 năm/lần. 
  • Đối tượng có lối sống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc, uống rượu, bia. 
  • Người có người thân mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày, đồng thời phát hiện những bất thường ở vùng bụng trên.
  • Tầm soát phát hiện sớm ung thư dạ dày – thực quản. 

Khi bác sĩ có chỉ định nội soi, người bệnh nên phối hợp nhiệt tình. Nội soi dạ dày là một thủ thuật khá an toàn, được áp dụng phổ biến nên người bệnh không cần quá lo lắng. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân cần được nội soi lại để đánh giá kết quả.

Đối tượng không nên nội soi dạ dày:

Hiện nội soi dạ dày không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên bác sĩ có thể hoãn nội soi nếu nghi ngờ bệnh nhân: 

  • Bỏng do uống axit
  • Thủng dạ dày hoặc thủng ở những nơi khác trong ống tiêu hóa
  • Suy tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim
  • Suy hô hấp
  • Có túi phình lớn ở động mạch chủ hoặc có túi thoát vị ở thực quản
  • Mắc chứng bệnh tâm thần không phối hợp
  • Mới ăn no.

7. Những lưu ý trước và sau khi nội soi dạ dày

- Lưu ý trước khi nội soi:
  • Nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi nội soi, nhằm ngăn ngừa tình trạng nôn, bảo vệ đường thở, đồng thời hỗ trợ bác sĩ quan sát rõ vùng niêm mạc dạ dày có tổn thương hay không.
  • Không uống các loại nước có màu như: sữa, nước cam, coca cola, cafe… chỉ nên uống nước lọc với một lượng ít.
  • Không dùng thuốc băng niêm mạc dạ dày như: Gastropulgit, Phosphalugel… trước khi nội soi.
  • Nếu có tiền sử bệnh tim mạch, hô hấp (hen suyễn), bệnh thận hoặc dị ứng, cần trao đổi rõ với bác sĩ.
  • Nên thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang dùng.

- Lưu ý sau khi nội soi:

  • Bệnh nhân nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn trước khi ra về.
  • Một số vấn đề thường gặp: đau rát họng, khó nuốt, đau bụng, chướng bụng ở mức độ nhẹ và giảm dần trong ngày.
  • Súc miệng sạch, nhưng không khạc nhổ.
  • Không nên ăn uống bất cứ thứ gì sau nội soi 1 giờ hoặc trước khi có đánh giá của bác sĩ.
  • Khoảng 2 giờ sau khi nội soi, bệnh nhân có thể dùng các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, dùng sữa nguội, không nên uống sữa nóng có thể làm tổn thương dạ dày.

Để đảm bảo quy trình nội soi diễn ra thuận lợi, an toàn, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại. 

Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA NỘI TỔNG QUÁT với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa . Đăng ký TẠI ĐÂY 

-------

Để đăng ký nội soi dạ dày tại CarePlus, vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước Hotline: 1800 6116 hoặc Phòng khám Tân Bình:

Địa chỉ: 107 Tân Hải, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM

SĐT: 028 7300 3223.

Bài viết liên quan

Tư vấn khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa
Tỷ lệ người Việt Nam mắc các bệnh về đường tiêu hóa khá cao. Tuy nhiên do tâm lý sợ và ngại đi bệnh viện là nguyên nhân chính khiến diễn biến bệnh trầm trọng thêm. Khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa là việc làm cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe và phát hiện sớm nhiều bệnh nguy hiểm.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}