ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những ngộ nhận về triệu chứng đau đầu trong cao huyết áp

Những ngộ nhận về triệu chứng đau đầu trong cao huyết áp

Tăng huyết áp là phải đau đầu???

Dù là triệu chứng rất thường được bệnh nhân lưu ý, thống kê cho thấy chỉ khoảng 20% bệnh nhân tăng huyết áp ghi nhận triệu chứng đau đầu. Thực tế, có đến 2/3 số bệnh nhân tăng huyết áp hầu như KHÔNG TRIỆU CHỨNG - vậy nên tăng huyết áp còn được mệnh danh là "sát nhân thầm lặng". 

Đau đầu chắc chắn là triệu chứng của tăng huyết áp????

Đau đầu là một triệu chứng gặp trong rất nhiều bệnh lý cũng như tình trạng tâm lý khác nhuyết ápu. Đau đầu Migraine, đau đầu căng cơ, sốt xuất huyết, thậm chí... u não cũng gây đau đầu. Ngoài ra, đau còn là một cảm nhận chủ quan, phụ thuộc vào mức chịu đau và tâm lý của người bệnh. Nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân đã biết mình bị tăng huyết áp có xu hướng chú ý hơn đến triệu chứng đau đầu và tỉ lệ ghi nhận có đau đầu nhiều hơn người chưa biết mình bị tăng huyết áp.

Huyết áp càng cao thì càng đau đầu???

Các nghiên cứu cho thấy, cơn đau đầu ở các bệnh nhân có trị số huyết áp từ 140 - < 180 mmHg ít có liên quan tới bệnh lý tăng huyết áp, mà có thể là do những nguyên nhân khác (mất ngủ, căng thẳng, đau đầu migraine, vân vân. Đã có nghiên cứu trên các bệnh nhân đeo máy theo dõi huyết áp liên tục 24/24h ở bệnh nhân tăng huyết áp, mặc dù tỉ lệ báo cáo triệu chứng đau đầu lên tới 30% nhưng trị số huyết áp lại không liên quan tới việc xuất hiện đau đầu: thậm chí, lúc huyết áp cao nhất lại không thấy đau đầu!

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan YẾU giữa huyết áp tâm trương (số nhỏ) với triệu chứng đau đầu, còn huyết áp tâm thu (số lớn) không có mối liên quan.

Vậy khi nào cần đi khám ngay lập tức khi có triệu chứng đau đầu khi có bệnh tăng huyết áp?

Huyết áp tăng trên ngưỡng nguy hiểm 180/120 mmHg
Khi huyết áp tâm thu (số lớn) > 180 hoặc tâm trương (số nhỏ) > 120 mmHg. Đây là tình trạng tăng huyết áp có nguy cơ gây biến chứng: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ, bệnh võng mạc, v.v. 

Tính chất đau đầu khác thường

Đau đầu xảy ra ĐỘT NGỘT, mức độ DỮ DỘI hơn mọi khi, kèm các triệu chứng cảnh báo khác như:

  •  Đau ngực (đau vùng ngực trái, lan lên vai, hàm dưới hoặc lan sau lưng)
  •  Nhìn mờ, nhìn đôi
  •  Nói đớ, méo miệng, yếu liệt tay chân
  •  Nôn ói
  •  Khó thở 
  • Tiểu ít

Đau đầu gợi ý các nguyên nhân tăng huyết áp đặc biệt cần khám bác sĩ để tầm soát và điều trị kịp thời 

  •  Thai phụ có đau đầu kèm huyết áp tăng, phù chân, cần cảnh giác sản giật / tiền sản giật
  •  Đau đầu xảy ra theo "cơn", trong cơn kèm theo hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi, nhịp tim nhuyết ápnh, cần cảnh giác U tủy thượng thận
  •  Đau đầu nhiều vào buổi sáng sau ngủ dậy, ngủ ngáy to, thở ngáp / ngưng thở khi ngủ, cần cảnh giác Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Tóm lại

  • Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân, không hẳn chỉ là do tăng HUYẾT ÁP. Thống kê phần lớn tăng huyết áp mức độ nhẹ không gây đau đầu mà nhiều khả năng là nguyên nhân khác gây ra đau đầu.
  • Điều trị thuốc theo chỉ định, tái khám đúng lịch hẹn và theo dõi huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để giảm nguy cơ biến chứng của tăng HUYẾT ÁP.
  • Cần cảnh giác một số trường hợp đau đầu có dấu hiệu nguy hiểm, cần khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Từ ngày 20/8/2022 đến ngày 20/9/2022 

CAREPLUS GIẢM 10% CÁC GÓI KHÁM TẦM SOÁT CÁC BỆNH NGUY HIỂM

  •  Gói tầm soát bệnh tim mạch (tiêu chuẩn/chuyên sâu/loạn nhịp tim/đột quỵ) - Chỉ từ 2.691.000đ
  •  Gói tầm soát bệnh hen và COPD - Chỉ từ 990.000đ
  • Áp dụng cho khách hàng thanh toán trực tiếp hoặc trực tuyến tại phòng khám. 
  • Áp dụng cho khách hàng thanh toán bằng thẻ EasyCare

Tìm hiểu và đăng ký ngay TẠI ĐÂY

Bài viết liên quan

Bệnh Tim Mạch - Tăng Huyết Áp & Những điều cần biết
Tăng Huyết Áp - Căn bệnh được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng SỐ 1. Dù bạn có đang bị tăng huyết áp hay không, hãy dành ít phút cập nhật kiến thức về căn bệnh này ngay để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu, bằng cách lắng nghe những chia sẻ của Bs. Trần Lê Vũ để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch chủ, suy tim… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

5 nguyên tắc tự theo dõi huyết áp tại nhà cho bệnh nhân tim mạch đơn giản & chính xác
Thực tế việc tự theo dõi huyết áp tại nhà đã được chứng minh là đáng tin cậy, giúp cải thiện việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân, tăng khả năng kiểm soát huyết áp, giúp bệnh nhân hiểu biết rõ hơn về căn bệnh của mình. Do vậy, thay vì hồi hộp chờ "bài kiểm tra định kỳ", mọi người hãy chủ động theo dõi huyết áp của mình nhé!

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

Khám Tư Vấn Các Bệnh Tim Mạch Từ Xa
CarePlus bắt đầu áp dụng dịch vụ Khám tư vấn các bệnh Tim mạch từ xa như bệnh mạch vành, suy tim, bệnh nhân đã đặt stent,... ₫375.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}