ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những câu hỏi thường gặp về Ung thư vú

Những câu hỏi thường gặp về Ung thư vú
💌 Có phải chỉ những người có bà, mẹ, chị… bị ung thư vú mới có nguy cơ mắc bệnh?
 
Di truyền chiếm 5 - 7% các ca ung thư vú nhưng không phải là tất cả. Bệnh có thể gây ra bởi các nguyên nhân khác như môi trường sống bị nhiễm tia phóng xạ nhiễm, thừa cân, hệ miễn dịch yếu… tuy nhiên nếu tiền sử gia đình phía họ ngoại của bạn bị ung thư vú bạn được xếp vào nhóm có nguy cơ cao.
 
💌 Bị ung thư vú không được ăn những loại thực phẩm nào? Có phải bị ung thư vú là không được ăn các sản phẩm từ đậu nành không?
 
Các nghiên cứu trước đây cho thấy, đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành có chứa isoflavone – là chất giống như estrogen có thể làm ung thư vú phát triển. Nhưng isoflavone cũng có tác dụng kháng lại tế bào ung thư và có lợi cho tim mạch. Nghiên cứu gần đây nhất (năm 2011) cho thấy, đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành tốt cho bệnh nhân sau điều trị ung thư vú, nhất là bệnh nhân châu Á như chúng ta.
 
Nhiều nghiên cứu cho thấy với một lượng đậu nành vừa phải mỗi ngày không làm tăng nguy cơ ung thư vú. Bạn có thể yên tâm uống sữa đậu nành và ăn đậu hũ nếu thích. Tuy nhiên, không nên sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa đậu nành hoặc isoflavone vì hàm lượng của nó thường quá cao trong các loại thực phẩm này. Và còn nhiều nghiên cứu thêm về vấn đề này chưa có kết luận rõ ràng.
 
💌 Tỷ lệ di truyền ung thư vú từ mẹ sang con là bao nhiêu %?
 
Khoảng 30% phụ nữ ung thư vú có ít nhất một người trong gia đình bị ung thư vú trước đó như mẹ, cô, dì hoặc chị em gái. Bạn có nguy cơ mắc ung thư vú gấp 2 lần nếu mẹ cũng bị bệnh ung thư vú. Càng nhiều người trong gia đình có ung thư vú, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Phụ nữ có đột biến gen di truyền, như BRCA1-BRCA2, có nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng từ 50-80%.
 
💌 Ung thư vú có lây không?
 
Ung thư không phải bệnh truyền nhiễm dễ lây từ người sang người. Tình huống duy nhất mà ung thư có thể lây lan từ người này sang người khác là trong trường hợp khi người được ghép tạng nhận phần mô bị ung thư của người hiến tạng. Tuy nhiên, nguy cơ này rất thấp.
 
💌 Sử dụng thuốc nhuộm tóc có làm tăng nguy cơ ung thư?
 
Không có bằng chứng khoa học cho thấy sử dụng thuốc nhuộm tóc làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, một số nghiên cứu kết luận rằng, thợ làm tóc và thợ cắt tóc thường xuyên tiếp xúc với một lượng lớn thuốc nhuộm tóc, sản phẩm hóa học khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
 
💌 Chất chống mồ hôi, chất khử mùi gây ung thư vú?
 
Không có các nghiên cứu, không tìm thấy bằng chứng liên quan đến các hóa chất thường thấy trong chất chống mồ hôi, chất khử mùi với những thay đổi trong mô vú.
 
💌 Để điện thoại kế bên khi ngủ có làm tăng nguy cơ mắc ung thư không?
 
Ung thư là do đột biến gen, điện thoại di động phát ra một loại năng lượng tần số thấp không tác động làm hư hại cấu trúc gen.
 
💌 Có phải chỉ cần cắt bỏ vú là không bị ung thư vú nữa không?
 
Cắt bỏ ung thư vú đang là một vấn đề được quan tâm, đặc biệt ở những phụ nữ có nguy cơ ung thư vú cao (gọi là đoạn nhũ phòng ngừa). Vấn đề cắt bỏ tuyến vú có đảm bảo an toàn cho người không bị ung thư vú không? Và liệu có thực sự giúp cải thiện tiên lượng sống ở những phụ nữ đã mắc ung thư vú một bên trước đó không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào tình trạng của mỗi cá nhân.
 
Cắt bỏ tuyến vú 2 bên chỉ có lợi ở một số phụ nữ có nguy cơ cao ung thư vú như đột biến gen, tuy nhiên các di chứng sau mổ cũng là một vấn đề cần cân nhắc. Nhiều nghiên cứu cho thấy 10% phụ nữ cảm thấy hối tiếc sau khi phẫu thuật, cảm giác mất tự tin về sự nữ tính và các truc trặc trong tình dục xảy ra chiếm khoảng 20-30%. Đau sau mổ chiếm khoảng 40 % và có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
 
Hơn nữa, cắt tuyến vú còn lại sau điều trị ung thư vú không làm tăng tiên lượng sống do đã có sẵn bệnh lý tuyến vú bên kia. Điều này chỉ làm giảm nguy cơ bị ung thư vú ở tuyến vú đã cắt. Ngoài ra đoạn nhũ tiết kiệm da trong phẫu thuật tái tạo vú cũng vẫn để lại 5-8% nguy cơ ung thư vú ở phần da vú còn lại.
 
💌 Ung thư vú có bị tái phát sau khi đã chữa khỏi không?
 
Ung thư vú có thể tái phát bất cứ lúc nào, nhưng hầu hết các trường hợp tái phát xảy ra trong 5 năm đầu sau khi điều trị. Ung thư vú có thể tái phát tại chỗ (nghĩa là ở vú được điều trị hoặc gần vết sẹo cắt bỏ vú) hoặc ở một nơi nào khác trên cơ thể gọi là di căn. Một số vị trí di căn phổ biến nhất bên ngoài vú là các hạch bạch huyết, xương, gan, phổi và não. Do đó, dù đã điều trị ung thư vú thành công, bạn vẫn cần tầm soát ung thư vú thường xuyên theo chỉ định của Bác sĩ.
 
💌 Ăn nhiều thực phẩm lên men như kim chi, cải chua,…có bị ung thư không?
 
Ăn nhiều thức ăn muối chua sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và vòm hầu. Ngoài ra các thực phẩm ướp muối, lên men sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng
 
💌 Bị ung thư vú có thể mang thai và cho con bú được không?
 
Thai kỳ không làm tăng nguy cơ tái phát ở phụ nữ ung thư vú đã được điều trị khỏi hoàn toàn. Hiện nay không có bằng chứng cho thấy việc cho con bú sau điều trị ung thư vú làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Thậm chí một số nghiên cứu còn cho thấy rằng việc cho con bú làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
 
Thời gian trung bình để có thai là ít nhất 2 năm sau khi hoàn tất điều trị. Mặc dù không rõ thời gian tốt nhất là bao lâu, nhưng 2 năm là thời gian đủ để theo dõi những tái phát sớm có thể xảy ra. Tuy nhiên một số trường hợp có thể tái phát trong 2 năm đầu, do đó việc có thai sau khi điều trị ung thư vú bao lâu sẽ khác biệt tùy từng cá nhân.
 
Những phụ nữ đang sử dụng Tamoxifen kéo dài 5 năm thường cần uống ít nhất 2 năm trước khi có thai, và sử dụng trở lại sau khi sinh em bé.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}