ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Người bệnh ung thư vú ăn đậu nành được không?

Người bệnh ung thư vú ăn đậu nành được không?

05/01/2022 2:51:21 CH

 

Có rất nhiều đồn đoán trong dân gian truyền miệng rằng, người mắc bệnh ung thư vú nên hạn chế ăn những sản phẩm từ đậu nành. Vậy thực hư vấn đề này ra sao?

Một nghiên cứu được thực hiện trong 25 năm chỉ ra rằng đậu nành chứa chất isoflavone – chất liên quan đến ung thư vú. Vậy câu hỏi đặt ra khi bị ung thư vú có nên sử dụng đậu nành hoặc những sản phẩm từ đậu nành hay không? Câu trả lời là có và cũng không.

Với một liều lượng, mức độ vừa phải, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm có nguồn từ đậu nành làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú cũng như giảm nguy cơ diễn tiến nặng hoặc tái phát của bệnh. Một nghiên cứu ở Trung Quốc trên 73,000 phụ nữ cho thấy ăn ít nhất 13 gam đậu nành/ ngày sẽ làm giảm 11% nguy cơ ung thư vú. Bên cạnh đó, những nghiên cứu ở Mỹ cũng như Châu Á cho thấy sử dụng đậu nành sau khi điều trị ung thư vú có thể làm giảm tỉ lệ tái phát lên đáng kể.

Tiêu thụ khoảng 90 gam đậu hủ (sản phẩm từ đậu nành) mỗi ngày là lượng vừa phải giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn. Trái lại, không nên sử dụng hoặc nếu có sử dụng thì phải được sự tư vấn của bác sĩ với những thực phẩm chức năng chứa isoflavone (chất gây ung thư vú) quá liều lượng.  

Do đó, đậu nành và sản phẩm từ đậu nành có tác dụng tốt nhiều hơn hại cho bệnh nhân mắc ung thư vú nếu ăn với lượng vừa đủ.

BS.CK2. Phùng Thị Phương Chi

Đăng kí khám tư vấn tầm soát các bệnh Ung thư Vú với bác sĩ chuyên khoa CarePlus TẠI ĐÂY

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}