ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Lưu ý 6 KHÔNG khi sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir

Molnupiravir là một trong những loại thuốc kháng virus được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị COVID-19 ở Việt Nam. Thuốc giúp người mắc COVID-19 mức độ nhẹ và vừa có thêm cơ hội lựa chọn thuốc điều trị. Tuy nhiên, có phải bất kỳ ai cũng có thể dùng được molnupiravir hoặc molnupiravir có phải là thần dược giúp bạn và gia đình phòng tránh nhiễm Covid-19?

Lưu ý 6 KHÔNG khi sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir

11/03/2022 2:55:50 CH

1. KHÔNG tự ý dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Thuốc kháng virus Molnupivair được chỉ định chỉ dùng cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên mắc Covid-19 từ mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng (chưa tiêm vaccine, người lớn tuổi, người có bệnh nền theo danh sách,…)

2. KHÔNG sử dụng quá 5 ngày liên tiếp

Chỉ sử dụng thuốc kháng virus Molnupivair trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính. Trường hợp bệnh nhân cần nhập viện đã được khởi trị molnupiravir trước đó có thể tiếp tục sử dụng thuốc để hoàn thành phác đồ điều trị 5 ngày tùy theo quyết định của bác sĩ điều trị.

3. KHÔNG điều trị dự phòng trước hoặc sau nghi ngờ phơi nhiễm

4. KHÔNG sử dụng trên đối tượng có chống chỉ định (thai phụ, trẻ em dưới 18 tuổi,...)

- Phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản PHẢI sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và có hiệu quả cho đến 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.

- Đối với phụ nữ cho con bú: không cho con bú cho đến 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.

- Đối với Nam giới trong độ tuổi sinh sản: sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều molnupiravir cuối.

5. KHÔNG sử dụng thuốc Molnupiravir hoặc các thuốc kháng virus không rõ nguồn gốc

6. KHÔNG sử dụng đại trà với kỳ vọng giảm triệu chứng / nhanh âm tính:

Thuốc kháng virus Molnupiravir giảm 30% nguy cơ nhập viện và tử vong ở người chưa tiêm ngừa và có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ bệnh diễn tiến nặng (lớn tuổi, bệnh nền). Hiện chưa có bằng chứng về giảm triệu chứng / nhanh âm tính ở người khỏe mạnh chích đủ vaccine

Bài viết gần đây/mới

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

ĐAU VAI CẢNH BÁO BỆNH GÌ VÀ PHƯƠNG PHÁP TẦM SOÁT HIỆU QUẢ
Đau vai là tình trạng thường gặp và thường bị bỏ qua; tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, gãy xương,... Cùng tìm hiểu với Bác sĩ CarePlus trong bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}