ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Lời đồn và sự thật về bệnh hen & bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) trong mùa COVID-19

Lời đồn và sự thật về bệnh hen & bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) trong mùa COVID-19

Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc bệnh Hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD), KHÔNG NÊN bỏ qua bải viết này.

Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, tuy nhiên các thông tin quá nhiều và lan quá nhanh với độ chính xác kém có thể khiến người đọc hoang mang. Theo các chuyên gia dị ứng và di truyền học, sự lan truyền các lời đồn không căn cứ có thể dẫn đến những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và những người thân yêu trong gia đình.

Lời đồn 1: Hãy ngưng việc sử dụng Corticosteroids (CS) đường uống, hít và xịt mũi khi dịch COVID-19 đang gia tăng vì các thuốc này ức chế miễn dịch.

Sự thật:

- Kiểm soát tốt triệu chứng là điều quan trọng nhất đối với hen và viêm mũi dị ứng. Nếu bạn sử dụng Corticosteroids dạng hít (ICS: inhaled corticosteroids) hoặc Corticosteroids xịt mũi (NCS: nasal sprays Corticosteroids) thì không thể có nguy cơ làm cho hệ miễn dịch suy yếu.

- Nếu bạn sử dụng CS dạng uống (OCS: oral Corticosteroids), sẽ có một sự gia tăng nhẹ suy yếu hệ thống miễn dịch, và gia tăng nhiều nếu bạn sử dụng liều cao kéo dài. Nếu bạn đang trong cơn hen cấp, bác sĩ của bạn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án điều trị tối ưu gíup bạn kiểm soát triệu chứng. Đừng ngừng thuốc đột ngột hoặc tránh sử dụng thuốc vì quá sợ hãi nhiễm COVID-19 mà không tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.

Lời đồn 2: Trẻ con bị hen không có nguy cơ nhiễm COVID- 19 vì bệnh này chỉ ảnh hưởng người lớn.

Sự thật:

- Chúng ta phải nhớ rằng COVID-19 là 1 siêu vi hô hấp. Trẻ con và người lớn bị hen hoặc có bất kỳ bệnh phổi mạn nào đều có nguy cơ biến chứng cao hơn các đối tượng khác khi nhiễm COVID-19.

- Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc có nguy cơ cao nhiễm COVID-19.

Lời đồn 3: Hút thuốc lá và/hoặc thuốc lá điện tử không làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19

Sự thật: Thuốc lá và thuốc lá điện tử đều có liên quan đến phản ứng viêm tại phổi và làm giảm chức năng miễn dịch. Cả 2 điều này đều làm tăng nguy cơ cho một đáp ứng viêm nghiêm trọng hơn so với những người không hút thuốc khi phơi nhiễm với COVID-19.

Lời đồn 4: Albuterol và những thuốc cắt cơn có thể làm cho hệ thống miễn dịch bị ức chế và hậu quả là bệnh nhân sử dụng các thuốc này sẽ trở nên nhạy cảm hơn với COVID-19.

Sự thật:

- Các thuốc này là thuốc dãn phế quản và không phải là Corticosteroids. Chúng có tác đụng làm dãn cơ trên đường thở của bạn, giúp bạn dễ thở hơn khi đường thở bạn đang co thắt hẹp lại khi bạn có triệu chứng khó thở.

- Bạn có thể và nên tiếp tục sử dụng thuốc cắt cơn khi cần cho các triệu chứng hen của bạn và cần tư vấn ngay bác sĩ của bạn về điều chỉnh liều thuốc dự phòng hen (ICS chẳng hạn).

- Điều quan trọng nhất là bạn phải kiểm soát hen thật tốt để nếu bị nhiễm trùng COVID-19, phổi bạn sẽ ở trạng thái khỏe nhất có thể và đối phó thật tốt với siêu vi này.

Lời đồn 5: Sử dụng thuốc xịt mũi có thể đẩy siêu vi COVID-19 vào sâu trong mũi

Sự thật:

- Các thuốc xịt mũi thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng liên quan đến cảm/nhiễm siêu vi, bao gồm các triệu chứng sung huyết (nghẹt mũi), chảy mũi. Trong bệnh lý Dị ứng mũi theo mùa (thường mùa xuân ở một số quốc gia) thì việc sử dụng các thuốc này sẽ hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và do đó giúp ngăn ngừa các cơn hen cấp.

- Hãy tiếp tục dùng thuốc và thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi bạn đưa ra quyết định ngừng thuốc.

Lời đồn 6: Vận động làm cho bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn có nguy cơ cao nhiễm COVID-19

Sự thật:

- Các thói quen tốt cho sức khỏe làm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 bao gồm: Vận động thể thao, ăn uống lành mạnh, giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm lạnh, ngủ đủ giấc, ngưng hút thuốc lá (kể cả thuốc lá điện tử và hít khói thuốc thụ động), tiêm ngừa cúm mỗi năm và tiêm ngừa phế cầu.

- Tuy nhiên trong mùa dịch, bạn có thể vận động thể thao vừa sức tại nhà, tránh đến các nơi công cộng đông người để giảm nguy cơ phơi nhiễm COVID-19.

---

(Nguồn tham khảo: American Lung Association – Lung.org/covid19)

Tác giả: ThS. Bs. Vương Mỹ Ngọc

- Hơn 22 năm kinh nghiệm

- Chuyên Tầm soát bệnh lý hen,Tư vấn và điều trị bệnh lý phổi, Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD)

---

Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe không gián đoạn cho tất cả mọi người và đặc biệt, giải quyết mối bận tâm của các bậc cha mẹ trong việc khám bệnh cho con nhỏ trong tình hình phức tạp của dịch COVID-19, Phòng khám Quốc tế CarePlus chính thức triển khai Dịch vụ tư vấn khám bệnh từ xa qua video và Dịch vụ khám bệnh tại nhà cho trẻ.

DỊCH VỤ TƯ VẤN KHÁM BỆNH TỪ XA

- Phù hợp nhất đối với các khách hàng đã có hồ sơ bệnh án tại CarePlus, để đảm bảo việc điều trị và theo dõi liên tục.

- Áp dụng đối với các chuyên khoa: Nhi khoa, Nội tổng quátTim mạch.

DỊCH VỤ KHÁM BỆNH TẠI NHÀ CHO TRẺ

Bao gồm:

- 01 lần Bác sĩ chuyên khoa Nhi thăm khám trực tiếp tại nhà

- 02 lần Bác sĩ tư vấn khám bệnh trực tuyến qua video (trong vòng 2 tuần)

Cụ thể:

- Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết và chăm sóc đặc biệt cho trẻ ở mọi độ tuổi từ sơ sinh, nhũ nhi đến độ tuổi nhi đồng, thiếu niên.

- Khám tư vấn các bệnh lý cấp tính và mãn tính ở trẻ bao gồm: dinh dưỡng, hô hấp, tiêu hóa, tai-mũi-họng, huyết học và các bệnh lý khác...

- Tư vấn chích ngừa, kết quả xét nghiệm, tư vấn sử dụng thuốc.

- Hướng dẫn bố mẹ cách theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà.

- Đặc biệt, điều trị bệnh hiệu quả, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh.

Liên hệ Free Hotline 1800 6116 để được tư vấn thêm thông tin chi tiết và đặt lịch hẹn khám ngay hôm nay!

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}