ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Các bệnh nhân có bệnh hô hấp mạn tính cần lưu ý điều gì trong mùa dịch bệnh COVID-19

Các bệnh nhân có bệnh hô hấp mạn tính cần lưu ý điều gì trong mùa dịch bệnh COVID-19

Nếu gia đình bạn có người thân mắc một trong các bệnh hô hấp mạn tính như: COPD, hen phế quản, xơ phổi,...KHÔNG NÊN bỏ qua bài viết này.

1. Các bệnh hô hấp mạn tính bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh xơ phổi, dãn phế quản/lao phổi cũ, thường có nguy cơ nhiễm COVID-19 với tiên lượng nặng.

2. Do đó nếu Ông (Bà) hoặc người thân của mình đã từng được chẩn đoán có bệnh lý hô hấp mạn cần tuân thủ chặt chẻ các khuyến cáo chung của ngành y tế CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh) và của WHO (Tổ chức y tế Thế giới):

- Giữ khoảng cách an toàn cần thiết (social distancing) khoảng 2m, tránh đến nơi công cộng bất cứ khi nào có thể, tránh các chuyến du lịch không cần thiết.

- Tránh tiếp xúc gần người bệnh, hạn chế tiếp xúc gần với người có nghi ngờ bị bệnh

- Phải rửa tay thường xuyên đúng cách:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm trong tối thiểu 20 giây, luôn thực hiện sau khi ho hay hắt hơi.
  • Nếu không thể thực hiện rửa tay dưới vòi nước chảy, nên sử dụng nước sát khuẩn chứa hàm lượng cồn tối thiểu 600.
  • Thời điểm thực hiện rửa tay: trước khi ăn, sau khi ho hoặc hắt hơi, trước khi chế biến thức ăn, sau khi vệ sinh.
  • Không chạm tay vào vùng mắt, mũi, miệng.

- Không dùng chung đồ trang điểm, thực phẩm và chén bát.

- Đeo khẩu trang khi phải đến nơi đông người.

- Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, dinh dưỡng đúng, luyện tập thể thao vừa sức để tăng cường sức đề kháng cơ thể.

3. Ngoài ra phải tuân thủ các khuyến cáo chung của chuyên gia hô hấp về bệnh lý hô hấp mạn

Chủng ngừa cúm mỗi năm và chủng ngừa phế cầu.

  • Uống nước đầy đủ và giữ ấm cơ thể tránh nhiễm lạnh, nên để phòng ốc thông thoáng, tránh để nhiệt độ máy điều hòa dưới 27 độ, vệ sinh máy điều hòa định kỳ.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh khói bụi các loại, nấm mốc, giặt drap, áo gối định kỳ mổi 1-2 tuần với nước trên 600.
  • Ngưng hút thuốc lá hoặc tránh xa người hút thuốc.
  • Điều đặc biệt quan trọng cần tuân thủ điều trị, tránh dừng thuốc đột ngột.

- Theo CDC và WHO, bệnh nhân có bệnh hô hấp mạn là nhóm đối tượng có nguy cơ nặng nếu nhiễm coronavirus.
- Theo hiệp hội hen toàn cầu GINA, kiểm soát hen tối ưu giúp bạn giảm được nguy cơ nhiễm COVID-19 hoặc giảm thiểu nguy cơ biến chứng nặng.
- Tư vấn kịp thời với bác sĩ của bạn (có thể gọi điện thoại nếu bạn đang trong khu vực bị cách ly hoặc vùng nơi bạn ở có khuyến cáo hạn chế di chuyển) để được điều chỉnh thuốc kịp thời.

Tác giả: ThS. Bs. Vương Mỹ Ngọc
- Hơn 22 năm kinh nghiệm
Chuyên Tầm soát bệnh lý hen,Tư vấn và điều trị bệnh lý phổi, Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD)

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}