ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

LỠ QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÔNG AN TOÀN BAO LÂU THÌ NÊN XÉT NGHIỆM?

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo, mọi người nên xét nghiệm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục sau khi có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình không phải là chồng/vợ hoặc bạn tình không rõ tiền sử tình dục.

LỠ QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÔNG AN TOÀN BAO LÂU THÌ NÊN XÉT NGHIỆM?

Quan hệ tình dục không an toàn nghĩa là quan hệ bằng đường sinh dục, hậu môn hoặc đường miệng mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Việc xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục đúng thời điểm rất quan trọng. Vì sẽ tránh nhận kết quả âm tính giả, tránh nguy cơ làm bỏ sót bệnh dẫn đến xuất hiện biến chứng do không điều trị kịp thời và làm lây lan bệnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo, mọi người nên xét nghiệm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục sau khi có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình không phải là chồng/vợ hoặc bạn tình không rõ tiền sử tình dục.

Tuy nhiên, có những khung thời gian cụ thể mà người bệnh cần lưu ý trước khi đi xét nghiệm. Bởi nếu xét nghiệm trước khoảng thời gian này thì nguy cơ kết quả xét nghiệm sẽ bị âm tính giả. Điều này có nghĩa là người bệnh đang mắc bệnh lý lây truyền qua đường tình dục nhưng lại được nhận kết quả xét nghiệm âm tính, làm bỏ sót bệnh dẫn đến tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng do không điều trị kịp thời và làm lây lan bệnh trong cộng đồng. 

CDC Hoa Kỳ khuyến cáo thời điểm tầm soát bệnh bao gồm: 

  • GIANG MAI: Khoảng 1 tháng sau khi quan hệ. Nên xét nghiệm lại sau 3 tháng nếu kết quả âm tính. 

  • HIV: Khoảng 2 tuần sau khi quan hệ. Nên xét nghiệm lại sau 3 tháng nếu kết quả âm tính. 

  • VIÊM GAN B: Khoảng 3 - 6 tuần sau khi quan hệ. 

  • VIÊM GAN C: Khoảng 2 tháng sau khi quan hệ. Nên xét nghiệm lại sau 6 tháng nếu kết quả âm tính. 

  • HPV: Khoảng 3 tuần đến vài tháng sau khi quan hệ. 

  • HSV (Virus Herpes simplex): Khoảng vài ngày (nếu xét nghiệm dịch tiết) hoặc vài tháng (nếu xét nghiệm kháng thể trong máu) sau khi quan hệ. 

  • TRICHOMONAS: Khoảng 1 tuần đến 1 tháng sau khi quan hệ. 

  • Lậu và Chlamydia: hằng năm, hoặc mỗi 3-6 tháng nếu có yếu tố nguy cơ như nhiều bạn tình hoặc quan hệ với bạn tình lạ 

ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thùy Liên - Chuyên Khoa Da Liễu - Hệ thống phòng khám Quốc tế CarePlus cho biết: "Một điều quan trọng khác cần lưu ý là người bệnh nên hạn chế mọi hoạt động tình dục trong thời gian chờ đợi, cho đến khi chắc chắn rằng mình không mắc bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục.

Ngoài những người có quan hệ tình dục không an toàn nên được tầm soát bệnh dựa theo thời gian như trên, thì việc tầm soát định kỳ cũng được các tổ chức y tế trên thế giới khuyến cáo tùy theo mức độ nguy cơ của các đối tượng.” 

  •  Người từ 13 - 64 tuổi: Nên tầm soát HIV ít nhất 1 lần trong đời. 

  •  Phụ nữ trên 25 tuổi, đã quan hệ tình dục: Nên tầm soát lậu và Chlamydia hằng năm. 

  •  Phụ nữ dưới 25 tuổi, đã quan hệ tình dục: Nên tầm soát lậu và Chlamydia hằng năm nếu có kèm các yếu tố nguy cơ bao gồm có bạn tình mới, có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mắc bệnh. 

  •  Phụ nữ mang thai: Tầm soát giang mai, HIV, viêm gan B, viêm gan C. Nếu có yếu tố nguy cơ thì nên tầm soát thêm lậu và Chlamydia. 

  • Nhóm có nguy cơ cao như quan hệ đồng giới, lưỡng giới, chuyển giới: Tầm soát HIV mỗi 3-6 tháng, tầm soát giang mai, lậu và Chlamydia hằng năm, hoặc mỗi 3-6 tháng nếu có yếu tố nguy cơ như nhiều bạn tình hoặc quan hệ với bạn tình lạ; tầm soát viêm gan C hằng năm nếu đang bị HIV.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trên, bạn nên đi xét nghiệm các bệnh STD ngay lập tức. Bạn cũng nên xét nghiệm định kỳ ít nhất một lần mỗi năm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Việc xét nghiệm các bệnh STD không chỉ giúp bạn bảo vệ chính mình mà còn giúp bạn bảo vệ bạn tình và người thân của bạn. Hãy nhớ rằng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh!

Bài viết liên quan

"Hôn nhau: có lây nhiễm vi khuẩn HP không?
Nụ hôn là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm chất chứa trong tim, thế nhưng có bao giờ bạn lăn tăn những “bí mật” tiềm ẩn đằng sau một nụ ấy không?

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK2. Hồ Thị Vân Hằng

“Valentine vui thôi đừng vui quá" Nhớ phòng thân khỏi các bệnh STDs với cách đơn giản sau!
Xu hướng cởi mở trong vấn đề tình dục ngày càng phổ biến. Trong khi đó thông tin về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) do “tiếp xúc" không an toàn lại ít được quan tâm. Các bệnh STDs không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống còn có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ, thậm chí một số bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư gây tử vong sớm.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

Tầm Soát Các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dục Cho Nữ
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh xã hội) là một nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua ngả âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ. Do đó, có nhiều người mắc bệnh mà không biết là mình có bệnh. Đó là lý do tại sao nên tầm soát nhóm bệnh lý này ở người đã quan hệ tình dục và có nguy cơ. ₫2.600.000

Tầm Soát Các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dục Cho Nam
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh xã hội) là một nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua ngả âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ. Do đó, có nhiều người mắc bệnh mà không biết là mình có bệnh. Đó là lý do tại sao nên tầm soát nhóm bệnh lý này ở người đã quan hệ tình dục và có nguy cơ. ₫2.600.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}