ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Làm gì trước khi dự định mang thai?

Làm gì trước khi dự định mang thai?

Mang thai là chuyện của hai người, không chỉ riêng phụ nữ. Do đó trước khi có dự định mang thai hai vợ chồng nên lên kế hoạch cùng nhau thay đổi thói quen, sống lành mạnh, hỗ trợ nhau về mặt tinh thần, chia sẻ gánh nặng công việc để cùng nhau cho ra đời những em bé thông minh, khỏe mạnh.

DINH DƯỠNG

Bổ sung vitamin và khoáng chất:

- Folic Acid: 400 micrograms (0.4 miligrams) mỗi ngày: giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh như tật chia đôi ống sống. Nếu tiền sử gia đình có người bị dị tật ống thần kinh, tăng liều lượng folic acid lên gấp 10 lần. Folic acid có trong các loại lá, rau xanh sậm màu, các loại quả họ cam, chanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám…

- Calcium: ít nhất 1000 mg/ngày có trong các nguồn tự nhiên như yogurt ít béo, pho mát, sữa…

- Vitamin D: 10 microgam/ngày: có lượng ít trong các loại cá béo, trứng, ngũ cốc, phần lớn được tổng hợp khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

- Zinc (kẽm): 15 mg/ngày: có nhiều trong sò, hải sản là thành phần tạo nên tinh dịch và testosterone ở nam giới, hỗ trợ rụng trứng và thụ thai ở nữ giới.

- Sắt: Không được khuyến cáo thường quy nhưng đối với những phụ nữ có chế độ ăn ít chất sắt nên được bổ sung. Sắt có nhiều trong thịt đỏ, trứng, các loại hạt đậu, rau lá xanh, cải xoong, bánh mì ngũ cốc, trái cây khô.

- Vitamin C: giúp tăng cường hấp thu sắt.

NHỮNG THÓI QUEN KHỎE MẠNH CẦN DUY TRÌ

- Tập thể dục

- Đọc sách, thư giãn (âm nhạc, yoga, thiền…)

- Ghi lại chu kỳ kinh nguyệt

- Ngủ đủ giấc

- Ăn uống lành mạnh

- Duy trì một cân nặng lý tưởng

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TỐT CẦN TRÁNH

- Stress

- Hút thuốc: trẻ nhẹ cân, sinh non

- Uống rượu

- Lạm dụng chất kích thích

- Hóa chất nguy hiểm: thuốc trừ sâu, một số hóa chất làm đẹp như thuốc nhuộm tóc hoặc mỹ phẩm

- Các loại thuốc điều trị bệnh và thủ thuật y tế cần cân nhắc cẩn thận

- Vitamin A dư thừa: các sản phẩm từ gan, các loại quả có màu đỏ, vàng...

- Một số loại cá: cá da trơn, cá ngừ, cá thu, cá rô phi…

- Thảo dược không được phê duyệt bởi FDA

- Caffeine: 200-300 miligrams/ngày làm giảm khả năng sinh sản 27%, giảm khả năng hấp thu sắt và calcium

- Trà: giảm hấp thu sắt

Hẹn riêng với bác sĩ Sản Phụ Khoa khám tiền mang thai để tầm soát

Xem thêm: Tiêm phòng trước khi mang thai gồm các loại vắc xin nào?

Tác giả: BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết
Chuyên khoa Sản Phụ khoa Phòng khám CarePlus

Ưu đãi đặc biệt duy nhất tháng 5

GIẢM 10% và TẶNG kèm 1 hộp khẩu trang khi đăng ký khám Gói tiền mang thai cho Nữ

Bài viết liên quan

Bà bầu cần tiêm phòng mấy mũi vắc xin trước khi sinh?
Tiêm phòng vắc xin khi mang thai là cách tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro cho mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ. Vậy bà bầu cần tiêm phòng mấy mũi và nên tiêm những loại vắc xin nào? Những loại vắc xin sau đây được cho là an toàn với phụ nữ mang thai và thai nhi.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Lịch Tiêm Chủng Vaccine Cho Phụ Nữ Trước & Trong Khi Mang Thai
Tiêm ngừa trước khi mang rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của bé. Tùy vào sức khỏe, số lượng vaccine đã tiêm trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại vaccine cần phải chủng ngừa. Vậy trước khi mang thai cần tiêm phòng gì?

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Vì sao nên tiêm phòng cúm cho trẻ hàng năm và TOP 5 lưu ý cần nhớ
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh cúm mùa, vì vậy bố mẹ nên chủ động tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi theo đúng lịch để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Người lớn cần tiêm những vắc-xin nào?
Rất nhiều người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) nghĩ rằng mình không cần tiêm vắc-xin. Sự thật là, có rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm luôn rình rập và tấn công người lớn, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có hơn 1,5 triệu người tử vong vì những bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vắc xin.

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}