ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cần Làm Gì Khi Vào Mùa Thủy Đậu?

Để bảo vệ con bạn, bạn và những người thân khỏi bệnh Thuỷ đậu, dưới đây là những thông tin bạn cần biết để đi qua mùa Thuỷ đậu một cách an toàn.

Cần Làm Gì Khi Vào Mùa Thủy Đậu?

12/04/2018 10:20:37 SA

Thủy đậu (hay còn gọi bằng trái rạ) là căn bệnh rất dễ lây lan. Tuy đây là bệnh lành tính, nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Vậy nên, để bảo vệ con bạn và những người thân khỏi bệnh Thủy đậu, dưới đây là những thông tin bạn cần biết để đi qua mùa Thủy đậu một cách an toàn: 

 Nguyên nhân gây bệnh: do một loại virus có tên Varicella zoster.

 Đường lây truyền bệnh: tiếp xúc dịch tiết từ đường hô hấp hay từ mụn nước của người bị bệnh.

 Thời điểm lây bệnh: một người bị Thuỷ đậu có thể lây cho người khác từ 2 ngày trước khi nổi mụn nước cho tới khi mụn nước cuối cùng khô, tróc vẩy.

 Biểu hiện bệnh: bệnh thường kéo dài khoảng 7 ngày với sốt, mệt, nổi mụn nước dần từ đầu, mặt sau đó lan ra khắp người.

 Các dấu hiệu khi bệnh trở nặng: các mụn nước to, hoá mủ nhiễm trùng, thở nhanh, co giật, rối loạn tri giác.

 Điều trị: hiện không có cách điều trị hết bệnh mà tập trung chủ yếu vào điều trị triệu chứng và biến chứng bệnh.

 Cách chăm sóc trẻ tại nhà:

 Giảm ngứa (thuốc kháng dị ứng) và vệ sinh da sạch sẽ (mặc quần áo thoáng mát, tắm nước ấm nhanh nếu trẻ không quá mệt) để giảm nguy cơ nhiễm trùng da.

 Giảm đau (thuốc hạ sốt Paracetamol) để giúp bé dễ chịu hơn do sốt hay do đau rát từ các mụn nước.

 Uống nước nhiều lần, từng ngụm nhỏ và nghỉ ngơi.

 Theo dõi các dấu hiệu trở nặng.

 Phòng ngừa bệnh: nên chủng ngừa vaccine thủy đậu cho tất cả các đối tượng từ > 1 tuổi và có chỉ định.

Bs. Phạm Thị Thùy Trang
Trưởng Khoa Nhi Hệ Thống Phòng Khám Quốc Tế CarePlus

-----------------------------------------------

 Để cập nhật những thông tin mới nhất, cũng như giải đáp thắc mắc về việc tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nói chung và bệnh thủy đậu nói riêng, MỜI bố mẹ cùng đăng ký tham dự HỘI THẢO "CHỦNG NGỪA VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT" do  Bs. Lại Thị Bích Thủy - Hơn 12 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý Nội Nhi và Tư vấn tiêm ngừa trình bày.

 THỜI GIAN: VÀO 14:00 THỨ 7, 21/04/2018
 ĐỊA ĐIỂM: NHÀ HÀNG FIRST PLACE, SẢNH TULIP (LẦU 2), 21 HOÀNG VIỆT, P.4, Q. TÂN BÌNH 
 PHÍ THAM DỰ: MIỄN PHÍ
 THAM DỰ NHẬN QUÀ TẶNG HẤP DẪN

 ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.

Bài viết gần đây/mới

TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH ZONA THẦN KINH (GIỜI LEO)
Bệnh Zona hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh Giời leo. Đây là bệnh lý da nhiễm siêu vi gây ra do sự tái hoạt động của các virut thuỷ đậu VARICELLA ZOSTER. Từ đó gây nên các biểu hiện ở da và thần kinh. Sau khi đã biết về bệnh chúng ta có thể phòng tránh hiệu quả hơn.

By ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thuỳ Liên

AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ
Người bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) tại TP.HCM đang tăng nhanh, ngành y tế thành phố đã tìm được tác nhân chính gây bệnh là enterovirus (86%)

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở CÁC LỨA TUỔI CÓ GIỐNG NHAU?
Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá mức khối mỡ và chính tình trạng dư thừa khối mỡ làm tăng nguy cơ các bệnh lý như đái tháo đường, gout, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, ung thư… Do vậy, mục tiêu cốt lõi của điều trị béo phì là làm giảm khối mỡ để kiểm soát các biến chứng.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

NHỮNG AI NÊN ĐI TẦM SOÁT TIM MẠCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẦM SOÁT TIM MẠCH⁉️
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}