ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Hướng Dẫn Chăm Sóc Răng Miệng Cho Bé Yêu

Hướng Dẫn Chăm Sóc Răng Miệng Cho Bé Yêu

02/02/2018 9:28:53 SA

Khi nào thì bé có thể đánh răng với bàn chải và kem? Con mấy tuổi thì nên cho đi khám răng với nha sĩ? Trẻ sơ sinh chưa có răng thì chăm sóc như thế nào? ...

Đó là những câu hỏi luôn làm các bậc làm cha mẹ băn khoăn. Hiển nhiên, ai cũng mong muốn bé yêu nhà mình không phải gặp bất kì vấn đề nào về răng miệng, mà phổ biến nhất là sâu răng, nhưng không phải ai cũng biết nên làm như thế nào là tốt nhất? 

Dưới đây sẽ là những hướng dẫn ngắn gọn nhưng hữu ích giúp bố mẹ giải quyết những băn khoăn đó!!!

  1. Dùng vải mềm để làm sạch nướu của bé khi bé chưa có răng. Như vậy không chỉ giúp loại bỏ lượng sữa thừa, ngăn chặn vi khuẩn gây hại mà còn giúp việc đánh răng sau này cho bé trở nên dễ dàng hơn.
  2. Không cho bé uống sữa, nước trái cây hoặc các thức uống có đường khi đi ngủ. Ba mẹ thường có thói quen cho bé bú bình khi ngủ vì tiện lợi mà không hề biết rằng điều đó đã vô tình gây hại cho răng của bé. Đường và axit trong các loại thức uống trên sẽ lưu lại trên răng hàng giờ đồng hồ, ăn mòn men răng và từ đó dẫn đến sâu răng. Đồng thời, không cho bé ăn bánh hoặc bất kì thức uống nào khác (trừ nước lọc) sau khi đã đánh răng.
  3. Đưa bé đến khám nha sĩ khi xuất hiện chiếc răng sữa đầu tiên, thông thường là khoảng 6 tháng tuổi. Nha sĩ sẽ giúp ba mẹ lên kế hoạch chăm sóc răng miệng cho bé, giải đáp các thắc mắc cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng.
  4. Đánh răng trước mặt bé. Trẻ con có xu hướng bắt chước làm theo những gì chúng thấy. Vì vậy, hãy cho bé nhìn thấy cách bạn đánh răng như thế nào để bé học theo.
  5. Bắt đầu cho bé sử dụng bàn chải đánh răng khi chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện. Khi bé được khoảng 2 tuổi, nên bắt đầu cho bé tập đánh răng với bàn chải và kem đánh răng chứa fluor. Lượng kem lúc đầu chỉ nên lấy bằng hạt gạo, sau đó tăng dần lên thành hạt đậu khi bé đã ý thức được việc phải nhổ kem ra thay vì nuốt vào trong (thường là khi trẻ lên 6).
  6. Cho bé thấy việc đánh răng thật thú vị bằng cách chọn một bàn chải với hình thù các nhân vật hoặt hình ngộ nghĩnh, đáng yêu cho bé. Hay có thể cho bé nghe 1 bài hát, xem 1 video, kể 1 câu chuyện tưởng tượng về những con bọ đường lang thang trong miệng,… Quan trọng là làm sao để bé cảm thấy mong chờ đến giờ được đánh răng thay vì xem nó là một việc phải làm nhàm chán.
  7. Đánh răng cho bé 2 phút/lần, 2 lần/ngày. Bạn có thể đặt bé ngồi trong lòng đối mặt với bạn khi đánh răng cho bé.
  8. Dùng chỉ nha khoa 1 ngày 1 lần. Khi 2 cái răng của bé chạm được vào nhau, đó là thời điểm có thể sử dụng chỉ nha khoa. Bàn chải không thể làm sạch được đến khe răng, chỉ nha khoa thì có thể.
  9. Không cho bé ăn kẹo cao su, đồ ăn vặt, soda,… những thứ chứa nhiều đường và có thể bị dính lại trên răng. Nếu bạn không thể hoàn toàn cấm bé ăn các loại này, thì cố gắng chỉ cho bé ăn những món đó vào ban ngày, khi đó miệng sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn để giúp loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng.
  10. Hãy để Elmo giúp bạn. Sesame Street có hơn chục video, bài hát và các trò chơi được thiết kế để dạy trẻ cách đánh răng. Đôi khi trẻ sẽ làm theo hướng dẫn của một người khác không phải là ba mẹ.

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}