ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Phòng Tránh Sâu Răng Ở Trẻ Nhỏ

Phòng Tránh Sâu Răng Ở Trẻ Nhỏ

16/01/2018 2:33:39 CH

Chăm sóc nha khoa tốt là điều cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh sâu răng sớm được Bác sĩ CarePlus tổng hợp và giải đáp.

Con tôi có khả năng bị sâu răng sớm hay không?

Sâu răng ở trẻ nhỏ (Early Childhood Caries/ ECC) là một tình trạng khá phổ biến lứa tuổi mẫu giáo. Khoảng 40% (2009) và bất kì trẻ dưới 6 tuổi nào, đều có thể có một hoặc nhiều răng sâu, mất răng hoặc nứt răng. Cũng như sâu răng ở người lớn, đây là tình trạng lây nhiễm trong miệng, do một số chủng vi khuẩn có thể chuyển hóa các chất đường trong mảng bám răng để tạo thành axit. Axit này làm mềm bề mặt men răng theo thời gian và dẫn đến sâu răng. Nếu vết sâu ban đầu không được điều trị, nó có thể tiến triển tạo thành khoang rỗng trong răng.

Tại sao con tôi lại có thể bị sâu răng sớm như vậy?

Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng cho trẻ. Nguyên nhân chính là do trẻ ăn uống thường xuyên nhưng không vệ sinh răng miệng kĩ. Tuy nhiên, nếu phát hiện răng sâu sớm trước khi “lây” sang các răng khác và hình thành “khoang”, trẻ có thể dễ dàng được chữa khỏi. Nếu không sẽ phải nhổ bỏ răng sâu hoặc trám răng.

Làm sao để tôi phát hiện con bị sâu răng sớm?

  • Sâu răng ở trẻ thường xuất hiện đầu tiên ở các răng cửa trên vì vùng này ít được bảo vệ hơn (từ sự trung hòa axit của nước bọt), sau đó sẽ lan sang các răng hàm do bề mặt những vùng này có các rãnh không đều. Khi những vùng răng này không được vệ sinh kĩ lưỡng, vụn thức ăn sẽ dễ gây ra sâu răng.
  • Vùng bị sâu răng thường sẽ có những đốm trắng dọc theo đường nướu. Ban đầu chỉ như một khiếm khuyết nhỏ trên bề mặt sau đó sẽ hình thành khoang rỗng. Nếu không được chữa sớm, “khoang” có thể lây nhiễm sang các mô quan trọng của răng, gây đau nhức và khó khăn cho trẻ khi nhai hoặc nói.

Làm thế nào để ngừa sâu răng cho trẻ?

  • Hãy tập cho trẻ thói quen đánh răng thường xuyên. Nếu trẻ còn quá bé, ban đầu bạn hãy chải răng cho con rồi để con tự làm dưới sự hướng dẫn và quan sát của mình. Quan trọng là dạy trẻ chải răng đúng cách.
  • Thay đổi cách thức cho con bú: không cho trẻ đi ngủ ngay sau khi bú vì sữa sẽ bao quanh răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hủy răng trong suốt giấc ngủ.
  • Khuyến khích sử dụng một lượng vừa đủ kem đánh răng có chứa flouride. Lưu ý không cho trẻ nuốt phải kem đánh răng.
  • Quan trọng nhất là cho trẻ đến nha sĩ khi trẻ bắt đầu mọc răng. Khám nha khoa định kỳ sẽ giúp nha sĩ có thể phát hiện ra các vấn đề trên cũng như đề xuất các biện pháp phòng ngừa và điều trị có lợi cho sức khoẻ răng miệng của trẻ. Nha sĩ cũng có thể hợp tác với cha mẹ trong việc cho họ những lời khuyên về cách chăm sóc và nhu cầu nha khoa của trẻ tại nhà.

Bài viết gần đây/mới

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

LIỀU VÀ LỊCH TIÊM VẮC-XIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CHÍNH XÁC
Từ ngày 10/5/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho phép mở rộng độ tuổi chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV dành cho người từ 27 đến 45 tuổi đã có thể tiêm vaccine HPV, không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa. Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc-xin sẽ không đạt được như mong muốn.

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}