ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Trẻ bị sâu răng sữa: nên nhổ bỏ, nên trám hay xử lý thế nào?

Trẻ bị sâu răng sữa: nên nhổ bỏ, nên trám hay xử lý thế nào?

27/04/2021 2:26:38 CH

Sâu răng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ.Theo nghiên cứu, hơn 85% trẻ em Việt Nam 6-8 tuổi sâu răng sữa và trung bình mỗi em có trên 6 răng sữa bị sâu.

Đây là một con số đáng lo ngại bởi sâu răng không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày mà còn tác động đến hệ tiêu hóa, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tương lai của răng vĩnh viễn khi bé lớn lên.

Vậy ba mẹ cần phải xử lí răng sữa bị sâu như thế nào? Nhổ ngay răng sâu hay áp dụng các biện pháp khác nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn đảm bảo con có sức khỏe răng miệng tốt.

Để tìm hiểu sâu hơn, mời bạn đọc theo dõi thông tin dưới đây do BS. Nguyễn Thị Ngọc Trúc – Chuyên khoa Răng Hàm Mặt phòng khám Quốc tế CarePlus

1.Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ

Sâu răng xảy ra khi mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày ăn mòn men răng và tạo lỗ sâu. Mảng bám răng là một chất dính bao phủ hình thành khi vi khuẩn kết hợp với thức ăn, axit và nước bọt trong miệng. Sâu răng ở trẻ xảy ra khi:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
  • Chế độ ăn quá nhiều đường bột như bánh kẹo, đường ngọt
  • Bú bình thường xuyên vào ban đêm
  • Không khám răng định kỳ với nha sĩ

2.Vì sao cần phải điều trị sâu răng sữa kịp thời?

Có nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ bị sâu răng sữa không có gì nghiêm trọng, vì trước sau gì thì răng sữa cũng sẽ bị mất đi và thay bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai, khi trẻ bị sâu răng sữa, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ:

  • Răng sữa bị sâu sẽ rụng sớm, khiến cho răng trưởng thành mọc lệch lạc và ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng của trẻ.
  • Trẻ 2 tuổi, trẻ 4 tuổi bị sâu răng sữa sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai, nghiền thức ăn và không tốt cho hệ tiêu hóa, khiến bé chậm phát triển.
  • Ngoài ra, răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp của trẻ, giúp trẻ học phát âm chuẩn hơn trong quá trình học nói, nếu răng sữa bị sâu sẽ làm hạn chế sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ.

3.Làm gì khi có răng sữa bị sâu

Tùy vào tình trạng răng mà ta sẽ có những cách xử lý thích hợp

  • Sealants-trám răng phòng ngừa: để ngăn ngừa xoang sâu phát triển đối với trường hợp răng sữa sâu mới chớm.
  • Trám răng hoặc điều trị tủy: sau khi lấy sạch ngà sâu, tùy vào vị trí và tình trạng lỗ sâu nha sĩ sẽ đưa ra phương án thích hợp.
  • Mão răng: trong một số trường hợp, khi tình trạng răng sâu nặng, vỡ lớn không giữ được miếng trám thì một chiếc mão bằng thép không gỉ sẽ là sự lựa chọn tối ưu cả về thẩm mỹ và chức năng cho bé.
  • Nhổ răng: là giải pháp cuối cùng khi không thể điều trị bằng các biện pháp trên đối với tình trạng răng sâu quá nặng.

4. Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ

Sâu răng sữa có những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sinh hoạt hằng ngày của trẻ sau này và khi lớn lên. Tuy nhiên, các bố mẹ có thể hoàn toàn giúp con phòng ngừa bằng những cách sau đây:

  • Chải răng với kem đánh răng có chứa Fluor ít nhất 2 lần mỗi ngày
  • Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường như bánh kẹo, snack.
  • Ăn nhiều thức ăn tốt cho sức khỏe như rau củ, trái cây.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn hoặc uống sữa.
  • Khám răng định kỳ cho trẻ mỗi 3-6 tháng.

 

Bài viết liên quan

10 'Bí Kíp' Giúp Răng Sáng Khỏe
Bỏ túi ngay 10 bí kíp cực kì đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả này, bạn sẽ có ngay một hàm răng không những trắng sáng mà còn vô cùng khỏe mạnh.

Cạo vôi răng có đau không, có làm tổn hại men răng không?
Không chỉ gây mất thẩm mỹ, vôi răng (cao răng) còn là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Do đó, lấy vôi răng theo định kỳ 3-6 tháng/lần là giải pháp giúp loại bỏ hoàn toàn cặn vụn lắng đọng, mảng bám đã bị vôi hóa ở thân răng, nướu răng. Vậy cạo vôi răng có đau không, có làm tổn hại đến men răng không?

Cạo vôi răng có ảnh hưởng gì không, có nên làm không?
Cạo vôi răng là phương pháp loại bỏ những mảng bám, cặn vụn đã bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muối canxi carbonat và calcium phosphate có trong nước bọt. Đây là kỹ thuật nha khoa được nhiều người tin dùng bởi cạo vôi răng ít gây ê buốt, quy trình lấy cao răng nhanh chóng, chi phí lại khá phải chăng. Vậy cạo vôi răng có ảnh hưởng gì không và có nên cạo vôi răng hay không?

Bạn có đang chăm sóc răng miệng đúng cách?
Chăm sóc răng miệng là việc làm cần thiết của mỗi người. Tuy nhiên phần lớn mọi người đều chưa thật sự sóc răng miệng đúng cách. Một số sai lầm thường gặp khi chăm sóc răng miệng bao gồm đánh răng quá mạnh, không sử dụng bàn chải phù hợp, nghĩ rằng mọi nước súc miệng đều giống nhau,… Những sai lầm trên không chỉ khiến xuất hiện các vấn đề về răng miệng mà còn dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác.

Bác sĩ ơi, sao con em chưa mọc cái răng nào?
Nuôi con, ba mẹ sẽ luôn ngóng trông các mốc phát triển của con như là biết lật, biết ngồi, biết bò… nhưng sao mãi chưa thấy cái răng nào nhú lên trong khi “con nhà người ta” đã 3, 4 cái rồi? Vậy con có bị thiếu canxi, còi xương ? Con có bị bệnh gì? Liệu con có bị … không có răng luôn không?

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

5 "Thủ Phạm" Khiến Răng Trẻ Mọc Lệch
Nỗi lo con mình có một hàm răng lệch, đặc biệt là răng vĩnh viễn, luôn khiến các bậc cha mẹ băn khoăn. Vì răng mọc lệch không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng đến sức nhai và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng ở trẻ.

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}