ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bác sĩ ơi, sao con em chưa mọc cái răng nào?

Nuôi con, ba mẹ sẽ luôn ngóng trông các mốc phát triển của con như là biết lật, biết ngồi, biết bò… nhưng sao mãi chưa thấy cái răng nào nhú lên trong khi “con nhà người ta” đã 3, 4 cái rồi? Vậy con có bị thiếu canxi, còi xương ? Con có bị bệnh gì? Liệu con có bị … không có răng luôn không?

Bác sĩ ơi, sao con em chưa mọc cái răng nào?

Chia sẻ của Ths. Bs. Lê Thị Kim Dung - Chuyên khoa Nhi Phòng khám CarePlus:

''Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chậm mọc răng ở trẻ, nhưng hầu hết các trường hợp trẻ sẽ tự mọc răng mà không cần phải can thiệp gì. Yên tâm, con bạn sẽ không bị "thiếu răng" đâu.''

Răng của trẻ quan trọng như thế nào?

Răng của trẻ rất quan trọng và có nhiều ảnh hưởng đến:

  • Phát triển ngôn ngữ: Hãy tưởng tượng bạn nói chuyện với một bé bị "sún" 2 răng cửa trước, bạn nghe bé nói chuyện như thế nào? Rõ ràng là bé phát âm không rõ phải không? Vì vậy răng đủ, thẳng hàng sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát âm và nói chuyện của bé.
  • Nhai và ăn uống đúng cách: Tiêu hóa đúng cách bắt đầu từ miệng, quá trình nhai giúp phá vỡ thức ăn thành các kích cỡ dễ tiêu hóa, nướu được kích thích và phát triển đồng thời giúp làm sạch răng khi nhai.
  • Phát triển cơ và xương hàm: Nhai giúp bé tập luyện cơ mặt, lưỡi và cơ hàm. Nếu cơ hàm không phát triển tốt thì xương hàm cũng kém phát triển. Nhai nhiều dạng thức ăn sẽ giúp cho bạn nhỏ của chúng ta phát triển cơ mặt và hàm khỏe mạnh!

Quá trình mọc răng bình thường ở trẻ

Khi trẻ được sinh ra, các mầm răng đều đã có và nằm trong nướu răng. Khoảng 6 tháng tuổi, các răng sẽ dần dần nhú ra. Đầu tiên là 2 răng cửa dưới, tiếp đó là 4 răng cửa trên, thông thường mọc từng cặp, mỗi bên 1 cái. Các giai đoạn thông thường của mọc răng như sau:

  • 11 tháng tuổi: 4 răng,
  • 15 tháng tuổi: 8 răng,
  • 19 tháng tuổi: 12 răng,
  • 23 tháng tuổi: 16 răng,
  • Khoảng 3 tuổi: hầu hết sẽ mọc đủ 20 cái răng sữa.

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng sẽ mọc răng theo chu trình giống nhau.

Một số nguyên nhân bệnh lý gây chậm mọc răng

Đa số trường hợp mọc răng muộn có thể chỉ là một đặc điểm bình thường của gia đình, có thể so sánh với thời điểm mọc răng của ba mẹ lúc nhỏ hoặc với anh chị em ruột.

Các nguyên nhân ít gặp khác:

  • Bất thường di truyền: loạn sản răng, rối loạn phát triển răng, hội chứng Down, suy giáp, suy tuyến yên, lùn do bất sản sụn, bệnh bất thường về xương,
  • Còi xương kháng vitamin D (bệnh lý di truyền: giảm phosphate máu),
  • Thiếu dinh dưỡng, thiếu máu,
  • U nang hoặc khối u trong nướu,
  • Bệnh lý gen "không có mầm răng" (anodontia) hoàn toàn hoặc một phần ("thiếu răng").

Khi răng con không mọc như thông thường, ba mẹ có cần đưa con đi khám?

Câu trả lời là ba mẹ không nên quá lo lắng vì không trẻ nào mọc răng giống nhau cả.

Tuy nhiên, nếu 16 tháng tuổi mà trẻ chưa có cái răng nào, ba mẹ nên đưa con đến gặp nha sĩ và bác sĩ nhi để kiểm tra có nguyên nhân đặc biệt nào không.

Và ba mẹ nên nhớ rằng dù răng mọc sớm hay muộn thì việc chăm sóc răng cho con ngay khi răng mới nhú là điều tốt nhất ba mẹ có thể làm để giúp trẻ có sức khỏe răng miệng lâu dài.

Tác giả: Ths. BS. Lê Thị Kim Dung - Chuyên khoa Nhi Phòng khám CarePlus

Bài viết được đăng trên Báo Tuổi trẻ số ngày 16.12.2019

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}