Xơ nang tuyến vú xuất hiện do thay đổi sợi bọc tuyến vú, thay đổi nội tiết tố nữ tác động trên mô vú. Đây là một dạng tổn thương vú lành tính và rất phổ biến ở phụ nữ. Trên thực tế, các chuyên gia y tế không xem xơ nang tuyến vú thực sự là một bệnh. Những thay đổi ở vú được phân loại là xơ nang được xem là bình thường.
Không phải ai bị xơ nang tuyến vú cũng có triệu chứng. Một số phụ nữ bị đau vú, căng tức ngực và nổi cục, đặc biệt là ở vùng trên bên ngoài vú. Các triệu chứng ở vú thường khó chịu nhất ngay trước kỳ kinh nguyệt.
Các dấu hiệu và triệu chứng của xơ nang tuyến vú có thể bao gồm:
Đau hoặc căng vú
Các khối u ở vú thay đổi về kích thước theo chu kỳ kinh nguyệt
Tiết dịch núm vú màu xanh lá cây hoặc nâu sẫm không có máu có xu hướng rò rỉ mà không cần áp lực hoặc nặn, ép
Cả hai bên vú đều có những thay đổi giống nhau
Đau vú hoặc nổi cục tăng lên hàng tháng từ giữa chu kỳ (rụng trứng) đến ngay trước kỳ kinh
Những thay đổi về xơ nang vú xảy ra thường xuyên nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 20 đến 50. Hiếm khi phụ nữ sau mãn kinh bị thay đổi xơ nang vú, trừ khi họ đang điều trị bằng liệu pháp hormone.
Để chẩn đoán chính xác xơ nang tuyến vú, các bác sĩ sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sau:
Khám lâm sàng
Bác sĩ thăm khám trực tiếp vú và các hạch bạch huyết nằm ở vùng cổ dưới và vùng dưới cánh tay. Nếu bạn có tiền sử bệnh và khám vú lâm sàng cho thấy vú có những thay đổi bình thường, bạn có thể không cần xét nghiệm bổ sung. Nếu bác sĩ phát hiện một khối u mới và nghi ngờ những thay đổi khác tình trạng cũ, bạn có thể cần chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm.
Chụp nhũ ảnh
Nếu bác sĩ phát hiện một khối u vú hoặc có tổn thương nghi ngờ, và bạn trên 40 tuổi.
Siêu âm
Siêu âm thường được thực hiện cùng với chụp nhũ ảnh để có được khẳng định chắc chắn hơn. Nếu bạn dưới 30 tuổi, bạn có thể chỉ cần siêu âm thay vì chụp quang tuyến vú. Siêu âm đánh giá mô vú dày đặc của một phụ nữ trẻ tốt hơn, và cũng có thể giúp bác sĩ phân biệt giữa u nang chứa đầy chất lỏng và khối rắn.
Làm gì khi được chẩn đoán là xơ nang tuyến vú?
Không nên lo lắng quá vì đây không phải là ung thư
Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng sẽ làm vú đau nhức hơn
Ăn uống lành mạnh và bổ sung thực phẩm giàu vitamin B, kali, magie có nhiều trong trái cây, rau củ, gạo lứt
Hạn chế hoặc nếu tránh rượu, bia, thuốc lá, cà phê thì càng tốt
Tuân thủ chặt chẽ lời khuyên của bác sĩ. Một số trường hợp cần sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc nội tiết tuỳ theo mức độ khó chịu của vú.
ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024 Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.
ĐAU VAI CẢNH BÁO BỆNH GÌ VÀ PHƯƠNG PHÁP TẦM SOÁT HIỆU QUẢ Đau vai là tình trạng thường gặp và thường bị bỏ qua; tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, gãy xương,... Cùng tìm hiểu với Bác sĩ CarePlus trong bài viết dưới đây!