ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Rối loạn giấc ngủ sau nhiễm Covid - Cách khắc phục

Sau nhiễm covid, nhiều người vẫn còn các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức, khó ngủ, khó thở… Đây được gọi là các di chứng sau nhiễm Covid-19. Trong đó, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ sau nhiễm Covid là vấn đề nhiều người gặp phải. Vậy vì sao người khỏi Covid-19 có thể phải đối mặt với di chứng này, hãy cùng CarePlus theo dõi nguyên nhân và cách xử trí thế nào cho hiệu quả nhé?

Rối loạn giấc ngủ sau nhiễm Covid - Cách khắc phục

16/03/2022 8:48:45 SA

1. Vì sao có các triệu chứng sau nhiễm COVID-19?
Việc phục hồi sau COVID-19 vẫn để lại các triệu chứng kéo dài cho bệnh nhân như: Khó thở, ho, tim đập nhanh, đau nhức khớp, mệt mỏi, yếu sức, mất mùi, khó ngủ, mau quên…Trong đó, nhiều người phải đối mặt với tình trạng mất ngủ sau nhiễm Covid-19.
Nhiều bệnh nhân bị mất ngủ sau nhiễm Covid do có cảm giác lo lắng, cô đơn, thậm chí trầm cảm. Đặc biệt với những người mất đi người thân hoặc người thân sau khi khỏi Covid lại gặp di chứng nặng gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. Bên cạnh đo là nỗi sợ hãi vì tác động của bệnh, lo lắng về tương lai, khó khăn kinh tế… khiến nhiều người gặp stress, dẫn đến mất ngủ, sụt cân…

 
2. Mất ngủ sau nhiễm Covid-19 diễn ra thế nào?
Sau nhiễm Covid-19, sức khỏe người bệnh giảm sút, có thể gặp các vấn đề bất ổn tại nhiều cơ quan trong cơ thể, dẫn đến mất ngủ, khó ngủ.
– Nhiều bệnh nhân có cảm giác lo lắng, trầm cảm sau khi khỏi COVID-19. Nỗi sợ hãi vì bệnh, lo lắng vì khó khăn kinh tế làm tăng thêm stress, dẫn đến mất ngủ.
– Người sau khi khỏi bệnh nếu gặp di chứng có thể cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây tác dụng phụ trong đó có mất ngủ. Nếu dùng thuốc ngủ nhiều có thể gây nghiện thuốc dẫn đến mất ngủ trầm trọng thêm.

 
3. Cần làm gì để giảm mất ngủ sau nhiễm Covid, ngăn ảnh hưởng sức khỏe?
Thăm khám sớm sau khi khỏi Covid-19 là cách tốt nhất mà mọi người nên thực hiện để góp phần ngăn chứng mất ngủ cũng như những di chứng khác.
Ngoài ra, điều cần làm sau khi khỏi Covid là nếu vẫn thấy ho, sốt, khó thở, hoặc có rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi…, cần đi khám để làm các xét nghiệm cần thiết. Từ đó sẽ xác định được các triệu chứng có phải do sau nhiễm Covid hay không và có hướng xử trí kịp thời, đúng cách.
Hiện nay đã có nhiều phương pháp hỗ trợ phòng ngừa, ngăn chặn Covid-19 cũng như sau nhiễm Covid khá hiệu quả, bao gồm vaccine, thuốc uống, phác đồ chữa trị và cách chăm sóc. Mặt khác, mọi người cũng đã dần quen với các ảnh hưởng của đại dịch đến cuộc sống hàng ngày nên đã thích nghi hơn, ngày càng biết cách phòng tránh và xử trí khi mắc bệnh cũng như khi đã khỏi.
Một việc cần làm khác là nên dành thời gian thực hiện những điều có lợi cho sức khỏe như: Tập thể dục, học hỏi kiến thức hữu ích để chăm sóc thể chất, tinh thần, cách phòng tránh lây nhiễm Covid-19…

 
4. Dùng thuốc chống mất ngủ sau khi khỏi COVID-19
Với những người bị stress, trầm cảm nhẹ gây mất ngủ có thể cần dùng thuốc điều trị. Nhưng các thuốc chữa trị tâm lý và tâm thần sau khi COVID-19 nên dùng vừa phải, tránh để bệnh nhân trở nên nghiện thuốc.
Không ít bệnh nhân sau khi hết COVID-19 đã thường xuyên không ngủ được. Sau khi sử dụng các loại thuốc ngủ thông thường vẫn không đỡ. Cuối cùng họ phải dùng thuốc ngủ nặng là những loại có tác dụng phụ bất lợi, có thể gây nghiện.

 
5. Trị liệu tâm lý
Các trị liệu tâm lý bao gồm trị liệu về giao tiếp, tư vấn, giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ về các triệu chứng COVID-19, các biện pháp hồi phục triệu chứng để giảm bớt lo âu.
Với những người bị căng thẳng, lo lắng và ảnh hưởng đến tâm lý nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và hiểu thêm về cách đối mặt và khắc phục ảnh hưởng của COVID-19.

 
6. Dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ chống mất ngủ sau nhiễm Covid
Vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi người trong cả thời gian mắc bệnh và sau khi khỏi COVID-19. Chế độ ăn sau nhiễm Covid cần đảm bảo các yếu tố:
Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ để lấy lại sức khỏe tốt nhất sau khi khỏi Covid-19. Nên bổ sung đủ nước, chất xơ, protein, tinh bột và vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương. Người khỏi bệnh nên bắt đầu chế độ ăn sau nhiễm Covid bằng việc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Thành phần bữa ăn có đủ rau xanh, hoa quả tươi, protein và tinh bột. Nhớ uống nước đầy đủ, có thể uống nước lọc kết hợp nước trái cây để có đủ vitamin.
Khi có một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng với rau củ quả, trái cây tươi, thịt ít chế biến, thì không cần phải uống thêm vitamin hay thuốc bổ. Tuy nhiên cần lưu ý hạn chế ăn đồ ngọt nhiều đường, không uống rượu, hút thuốc lá, tránh uống nhiều cafe hay trà vì có thể gây khó ngủ.
 

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}