ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Gần 20% trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta bị thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những vấn đề dinh dưỡng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6-24 tháng tuổi và trẻ sinh non.

Gần 20% trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta bị thiếu máu do thiếu sắt

09/11/2021 2:17:18 CH

Từ sau khi sinh cho tới 6 tháng tuổi, trẻ sinh đủ tháng sẽ có dự trữ sắt tốt từ mẹ. Nhưng tử mốc 6 tháng trở đi, trẻ sẽ cần được bù đắp thêm sắt và các chất dinh dưỡng khác qua các loại thức ăn bổ sung để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh. Nếu không được cung cấp đủ lượng sắt cơ thể cần trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị thiếu máu do thiếu sắt.

Dấu hiệu trẻ bị thiếu máu

  • Da xanh, lòng bàn tay, bàn chân nhợt, kết mạc mắt nhạt màu
  • Trẻ kém tập trung khi làm việc, học tập, kém vận động, ít linh hoạt, lừ đừ
  • Biếng ăn, sụt cân, tóc khô, lưỡi mất gai, móng biến dạng… 
  • Chậm biết ngồi, chậm biết đi ở trẻ nhỏ. Chậm tăng trưởng cân nặng, chiều cao
  • ….

Phòng ngừa và Phát hiện sớm trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt

Để phát hiện sớm tình trạng thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics - AAP) khuyến cáo tất cả trẻ 12 tháng tuổi nên được kiểm tra xét nghiệm máu. Có thể sớm hơn nếu bé thuộc nhóm có nguy cơ cao như sinh non hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thiếu máu.

Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ nhi sẽ đánh giá, tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp và có biện pháp can thiệp kịp thời cho bé yêu.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên chú ý bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu sắt trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày như:

– Gan động vật như gà, lợn, bò, cừ đều chứa hàm lượng sắt cao.

– Trai, sò, hàu là một trong số những loại hải sản than mềm giàu sắt nhất

– Thịt bò và thịt gà là một nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú

– Rau có lá màu xanh đậm : rau muống, cải bó xôi, rau bồ ngót…

– Một cách khác giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường hấp thu sắt là kết hợp các loại thực phẩm giàu loại khoáng chất này với những thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

Xét nghiệm máu cho trẻ ở đâu?

Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus (3 chi nhánh) là địa điểm chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy cho trẻ tại TP. HCM, với đa dạng các dịch vụ xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, trong đó bao gồm xét nghiệm máu để phát hiện sớm thiếu máu và các bệnh lý về máu, xét nghiệm Feritin để đánh giá lượng sắt trong cơ thể và các xét nghiệm vi chất như magie, kẽm, điện giải đồ,...

Ngoài ra, CarePlus cũng xây dựng các gói khám tổng quát cho trẻ theo từng cột mốc phát triển 0-2 tháng, 2-4 tháng, 4-6 tháng, 6-12 tháng, 1-6 tuổi và trên 6 tuổi. Trong mỗi gói khám sẽ bao gồm các hạng mục xét nghiệm và siêu âm cần thiết để bác sĩ đánh giá phát triển sự phát triển tâm thần và vận động của trẻ. 

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

Thành viên của Singapore Medical Group

Chi nhánh 1: Lầu 2, Tòa nhà Savico, 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1

Chi nhánh 2: Lầu 2, Tòa nhà Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, Quận 7 (Cạnh Hồ Bán Nguyệt)

Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình (Cạnh tòa nhà ETown)

Website: www.careplusvn.com – Free Hotline: 1800 6116

Danh sách công ty bảo hiểm liên kết thanh toán trực tiếp: https://careplusvn.com/vi/danh-sach-bao-hiem-truc-tiep

Bài viết liên quan

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Mách mẹ 6 cách giúp trẻ hết biếng ăn
Bé biếng ăn là vấn đề nan giải. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trẻ biếng ăn phải làm sao vì tình trạng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân.

Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ
Người lớn chúng ta thường hay có nhiều lầm tưởng trong cách chăm sóc trẻ vì nghĩ rằng trẻ cũng giống như chúng ta, chúng ta cảm nhận thế nào thì trẻ cũng cảm thấy như vậy, cái gì tốt cho người lớn thì cũng tốt cho bé. Thật ra cơ thể của trẻ có nhiều điều rất khác người lớn, những điều đúng với người lớn chưa chắc đã đúng với bé đâu. Ba mẹ hãy cùng nhìn lại một số ngộ nhận thường gặp sau đây để chăm sóc bé đúng cách hơn nhé.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

Vì sao nên tiêm phòng cúm cho trẻ hàng năm và TOP 5 lưu ý cần nhớ
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh cúm mùa, vì vậy bố mẹ nên chủ động tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi theo đúng lịch để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Những cột mốc của trẻ từ 1 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi
Theo dõi quá trình lớn lên của con là một trải nghiệm thiêng liêng và hạnh phúc. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thường lo lắng và tự hỏi: “ Liệu con tôi có đang phát triển bình thường không?”. Ba mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khoa nhi nếu thấy con mình có những biểu hiện bất thường cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức phổ thông cần thiết để giảm bớt lo lắng trong quá trình nuôi dạy con.

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}