29/06/2022 9:10:48 SA
Hỏi: Thưa bác sĩ, đột quỵ có phải là bệnh di truyền không?
Bác sĩ trả lời:
Đột quỵ có thể tăng nguy cơ di truyền NHƯNG KHÔNG CHẮC CHẮN 100% người thân bị thì mình cũng sẽ bị. Đó là những nguy cơ gì?
Nguy cơ thứ nhất khiến tăng khả năng khi bạn có người thân bậc nhất mắc bệnh. Người thân bậc nhất được định nghĩa là cha mẹ ruột hoặc là anh chị em ruột mà có xảy ra đột quỵ vào thời kì trẻ tuổi. Nam dưới 55 tuổi và nữ dưới 60 tuổi.
Nguy cơ tăng khả năng đột quỵ thứ 2 là có người thân mắc những bệnh lí nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu xảy ra sớm (nam dưới 55, nữ dưới 60 tuổi). Do đó bạn cũng có thể bị bệnh từ sớm, rất dễ bị đột quỵ.
Nguy cơ tăng khả năng đột quỵ thứ 3 là người thân có dị dạng mạch máu não. Tức là những trường hợp xuất huyết não do vỡ dị dạng mạch máu não. Mình cũng có thể tăng nguy cơ có dị dạng đó và tăng nguy cơ vỡ mạch máu não.
Nhưng, khẳng định lại một lần nữa, có nguy cơ nhưng không phải chắc chắn 100%. Do đó mình chỉ chú ý hơn để tầm soát sức khỏe của mình được tốt hơn. Chứ không phải đó là lí do mình lo lắng hay bồn chồn bất an.
Hỏi: Thưa bác sĩ, đâu là những cách để phòng ngừa đột quỵ?
Bác sĩ trả lời:
Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ cũng như là hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và các hiệp hội khác ở Châu Âu cũng như trên thế giới. Thì chúng ta có thể gom 5 yếu tố góp phần chính vào khoảng trên 80% các trường hợp đột quỵ gồm: thứ nhất là huyết áp, thứ hai là chế độ ăn, thứ ba là các hoạt động tập thể dục thể thao, thứ tư là hút thuốc lá và cuối cùng là tình trạng béo phì, béo bụng.
Do đó nếu mình kiểm soát được 5 yếu tố này, mình đã có thể giảm được nguy cơ đột quỵ trên 80%. Trừ 5 yếu tố này ra thì mình sẽ có một kế hoạch để tầm soát tốt.
Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương
Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn