Nuôi con, ba mẹ sẽ luôn ngóng trông các mốc phát triển của con như là biết lật, biết ngồi, biết bò… nhưng sao mãi chưa thấy cái răng nào nhú lên trong khi “con nhà người ta” đã 3, 4 cái rồi? Vậy con có bị thiếu canxi, còi xương ? Con có bị bệnh gì? Liệu con có bị … không có răng luôn không?
02/06/2020 4:15:31 CH
Chia sẻ của Ths. Bs. Lê Thị Kim Dung - Chuyên khoa Nhi Phòng khám CarePlus:
''Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chậm mọc răng ở trẻ, nhưng hầu hết các trường hợp trẻ sẽ tự mọc răng mà không cần phải can thiệp gì. Yên tâm, con bạn sẽ không bị "thiếu răng" đâu.''
Răng của trẻ quan trọng như thế nào?
Răng của trẻ rất quan trọng và có nhiều ảnh hưởng đến:
Quá trình mọc răng bình thường ở trẻ
Khi trẻ được sinh ra, các mầm răng đều đã có và nằm trong nướu răng. Khoảng 6 tháng tuổi, các răng sẽ dần dần nhú ra. Đầu tiên là 2 răng cửa dưới, tiếp đó là 4 răng cửa trên, thông thường mọc từng cặp, mỗi bên 1 cái. Các giai đoạn thông thường của mọc răng như sau:
Tuy nhiên, không phải bé nào cũng sẽ mọc răng theo chu trình giống nhau.
Một số nguyên nhân bệnh lý gây chậm mọc răng
Đa số trường hợp mọc răng muộn có thể chỉ là một đặc điểm bình thường của gia đình, có thể so sánh với thời điểm mọc răng của ba mẹ lúc nhỏ hoặc với anh chị em ruột.
Các nguyên nhân ít gặp khác:
Khi răng con không mọc như thông thường, ba mẹ có cần đưa con đi khám?
Câu trả lời là ba mẹ không nên quá lo lắng vì không trẻ nào mọc răng giống nhau cả.
Tuy nhiên, nếu 16 tháng tuổi mà trẻ chưa có cái răng nào, ba mẹ nên đưa con đến gặp nha sĩ và bác sĩ nhi để kiểm tra có nguyên nhân đặc biệt nào không.
Và ba mẹ nên nhớ rằng dù răng mọc sớm hay muộn thì việc chăm sóc răng cho con ngay khi răng mới nhú là điều tốt nhất ba mẹ có thể làm để giúp trẻ có sức khỏe răng miệng lâu dài.
Tác giả: Ths. BS. Lê Thị Kim Dung - Chuyên khoa Nhi Phòng khám CarePlus
Bài viết được đăng trên Báo Tuổi trẻ số ngày 16.12.2019