ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP

Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP

🌸 Tết là dịp để ta quây quần bên gia đình, chia sẻ niềm vui sau một năm bận rộn. Tuy nhiên, chính trong những ngày này, nhiều thói quen tưởng chừng vô hại lại âm thầm gây áp lực lên cơ xương khớp, khiến không ít người phải đối mặt với cảm giác đau nhức. Vậy, làm thế nào để vừa tận hưởng niềm vui Tết, vừa bảo vệ cơ và khớp hiệu quả?    

👉 Hãy cùng ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm – chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình – Y học thể thao – Cơ xương khớp tại Hệ thống Phòng khám CarePlus tìm hiểu những thói quen ngày Tết gây đau cơ xương khớp, và giải pháp phòng ngừa nhé!   

1/ Các thói quen ngày Tết gây đau cơ xương khớp bạn nên lưu ý 

🔺 Sai tư thế làm việc 

Việc dọn dẹp nhà cửa đón Tết hoặc chuẩn bị mâm cỗ khiến chúng ta phải hoạt động không ngơi nghỉ. Nếu không chú ý đến tư thế cúi người, khom lưng hoặc mang vác vật sai cách, cơ thể sẽ phải chịu đựng sức nặng không đồng đều, dễ gây căng cơ và đau lưng. 

 🔺 Ngồi lâu trong các bữa tiệc 

Việc ngồi quá lâu, đặc biệt là trong tư thế không đúng (vắt chéo chân, khom lưng, dựa lưng,...) có thể gây căng cơ ở cổ, vai và lưng dưới, từ đó dẫn đến tình trạng nhức mỏi.  

 🔺 Thiếu vận động thể chất 

Quả thật Tết là thời gian nghỉ ngơi, nhưng nhiều người chỉ dành thời gian ngồi chơi, xem tivi, hoặc tranh thủ ngủ bù. Điều này khiến cơ bắp không được làm nóng và linh hoạt, dễ dẫn đến căng cơ, đau lưng, hoặc thậm chí là chuột rút.  

🔺 Thói quen ăn uống không khoa học   

Các bữa tiệc với nhiều món chứa nhiều chất béo, muối và đường; kết hợp với việc ăn uống không điều độ, có thể ảnh hưởng đến tình trạng viêm khớp hoặc gout, làm trầm trọng thêm các cơn đau nhức xương khớp, đặc biệt là ở người có tiền sử bệnh lý về khớp. 

🔺 Đi giày gót quá cao hoặc nhọn 

Trong các bữa tiệc hay các chuyến du xuân, phái đẹp thường ưa chuộng giày cao gót để tăng sự duyên dáng, nhưng điều này có thể dẫn đến đau chân, mỏi gót, và thậm chí là đau cột sống thắt lưng.  

2/ Lưu ý đặc biệt cho những ai mắc bệnh lý cơ xương khớp 

⭐ Chế độ dinh dưỡng hợp lý 

🔹 Hạn chế thực phẩm gây viêm: Tránh thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường, mỡ và muối như bánh kẹo, thực phẩm chiên rán. 

🔹 Bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ xương khớp: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, cá thu), canxi và vitamin D (sữa, các sản phẩm từ sữa, hạt). 

🔹 Kiểm soát rượu bia: Tránh lạm dụng rượu bia vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp (chẳng hạn như Gout). 

⭐ Duy trì vận động nhẹ nhàng 

🔹 Không ngồi lâu: Việc tụ họp, trò chuyện dịp Tết dễ dẫn đến ngồi lâu. Cần đứng dậy, vận động nhẹ nhàng sau mỗi 30-60 phút. 

🔹 Bài tập phù hợp: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc các bài tập giãn cơ để duy trì độ linh hoạt và giảm cứng khớp. 

⭐ Lưu ý về giấc ngủ và nghỉ ngơi 

🔹 Giữ thói quen ngủ đúng giờ: Tết thường khiến giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, nhưng người có bệnh cơ xương khớp nên cố gắng duy trì lịch ngủ nghỉ điều độ. 

🔹 Chọn tư thế ngủ thoải mái: Sử dụng gối và nệm phù hợp để hỗ trợ cột sống và khớp. 

⭐ Kiểm soát căng thẳng: Dịp Tết dễ phát sinh căng thẳng vì công việc chuẩn bị, dọn dẹp hoặc chi tiêu. Căng thẳng có thể làm tăng cảm giác đau và viêm ở khớp. Hãy phân bổ công việc hợp lý và nhờ sự giúp đỡ từ người thân. 

⭐ Dùng thuốc và theo dõi bệnh lý 

🔹 Không quên dùng thuốc: Luôn tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, đặc biệt với thuốc giảm đau, chống viêm. 

🔹 Mang theo thuốc bên mình: Trong trường hợp đi chơi xa hoặc du lịch, cần chuẩn bị đủ thuốc và dụng cụ hỗ trợ (nẹp, đai lưng, băng gối). 

🔹 Liên hệ với bác sĩ khi cần thiết: Nếu có dấu hiệu bất thường như đau khớp tăng lên, sưng nóng đỏ, cần liên lạc với bác sĩ kịp thời. 

⭐ Lưu ý khi di chuyển và tham gia hoạt động 

🔹 Chọn phương tiện di chuyển phù hợp: Với người có bệnh lý cột sống hoặc khớp gối, nên ưu tiên phương tiện thoải mái, hạn chế đi xe máy đường dài. 

🔹 Hạn chế bê vác nặng: Tránh làm các công việc như bưng bê đồ nặng, dọn dẹp quá sức gây ảnh hưởng đến khớp. 

🔹 Sử dụng dụng cụ hỗ trợ làm việc nhà: Sử dụng ghế có bánh xe hoặc ghế thấp để tránh phải ngồi xổm khi dọn dẹp; cây lau nhà có cán dài để không phải cúi người; dụng cụ mở nắp chai, lọ để giảm lực tác động lên bàn tay và cổ tay. Dùng Khay, giỏ có bánh xe khi cần di chuyển nhiều đồ vật (như dọn bàn, sắp đồ Tết), sử dụng khay, giỏ hoặc xe kéo nhỏ để giảm bê vác nặng. Dùng dao, kéo hoặc dụng cụ nhà bếp có tay cầm chống trượt để tránh mất sức và bảo vệ các khớp tay. 

🔹 Quần áo và giày dép phù hợp: Ưu tiên quần áo thoải mái, giày dép chống trơn trượt để phòng ngừa té ngã. 

⭐ Lưu ý thời tiết lạnh 

🔹 Giữ ấm cơ thể: Mặc ấm, đặc biệt ở các vùng dễ bị ảnh hưởng như khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân. Có thể sử dụng miếng dán giữ nhiệt khi cần. 

🔹 Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Hạn chế ra ngoài trời lạnh ngay sau khi ở trong nhà ấm hoặc ngược lại. 

‼️ Hãy lưu ý rằng: những thói quen tưởng chừng nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Một tư thế đúng, một chế độ vận động hợp lý và lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để bạn cùng gia đình trải qua một mùa Tết an khang, trọn vẹn niềm vui.  

👉 Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về cơ xương khớp, đừng ngần ngại liên hệ hotline miễn phí 1800 6116 để được đội tư vấn và điều trị kịp thời bởi ngũ Bác sĩ chuyên khoa tại CarePlus


HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

Thành viên của Singapore Medical Group

Hotline: 1800 6116    

Email: info@careplusvn.com    

Bài viết liên quan

GHI NHỚ NGAY 4 VÙNG KHỚP DỄ BỊ ĐAU VÀ THOÁI HÓA
Khớp là nơi hai xương tiếp xúc và cung cấp sự linh hoạt cũng như khả năng tạo ra chuyển động cho cơ thể con người. Thực tế, đau khớp có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhưng những khớp phải chịu áp lực lớn hoặc hoạt động nhiều thường có nguy cơ bị đau và thoái hóa cao hơn.

5 MẸO TRÁNH ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP KHI DỌN NHÀ ĐÓN TẾT
Đau cơ xương khớp là chuyện ai cũng có thể gặp khi dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán. Nguyên nhân là trong quá trình dọn dẹp, chúng ta thường dùng sức quá nhiều, khiêng vác vật nặng hoặc sai tư thế.

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

Bài viết được tư vấn bởi ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

Bài viết gần đây/mới

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

ĐAU VAI CẢNH BÁO BỆNH GÌ VÀ PHƯƠNG PHÁP TẦM SOÁT HIỆU QUẢ
Đau vai là tình trạng thường gặp và thường bị bỏ qua; tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, gãy xương,... Cùng tìm hiểu với Bác sĩ CarePlus trong bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

BÍ QUYẾT ĐẨY LÙI SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống. Tìm hiểu cách cải thiện qua chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng Bác sĩ CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Cơ Xương Khớp
Đau nhức tay chân, lưng, vai gáy,...là các biểu hiện thường gặp của bệnh Cơ xương khớp. Dịch vụ khám tư vấn từ xa các bệnh Cơ xương khớp giúp kết nối người bệnh với các bác sĩ Nội Tổng quát tận tâm và giàu kinh nghiệm hàng đầu của CarePlus. Bác sĩ sẽ thăm khám, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc đúng cách và tư vấn cụ thể để người bệnh cám thấy an tâm hơn trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19. ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}