ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cho trẻ uống nước ép trái cây sai khuyến cáo - lợi bất cập hại

Nước ép trái cây có vẻ như là một thức uống chủ yếu trong bữa ăn của nhiều trẻ vì bố mẹ nghĩ rằng nó sẽ giúp bổ sung một lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên sử dụng nước ép trái cây không đúng khuyến cáo sẽ ảnh hưởng xấu, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ.

Cho trẻ uống nước ép trái cây sai khuyến cáo - lợi bất cập hại

Khuyến cáo sử dụng nước ép trái cây cho trẻ 

  • Trẻ dưới 1 tuổi

Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo: Không sử dụng nước ép trái cây cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. 

Đối với trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ nên là chất dinh dưỡng duy nhất. Đối với những bà mẹ không thể cho con bú sữa mẹ, sữa công thức có thể được sử dụng làm nguồn dinh dưỡng chính mà không cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng.

Việc cho trẻ uống nước ép trái cây trước khi ăm dặm có thể làm trẻ giảm hấp thu chất đạm, chất béo, vitamin, các khoáng chất (sắt, canxi và kẽm…). Thậm chí có thể gây suy dinh dưỡng và thấp còi nếu cho trẻ sử dụng quá mức.

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, vẫn nên tránh sử dụng nước ép trái cây. Trường hợp có chỉ định về mặt y khoa để điều trị táo bón, nên cho trẻ uống bằng ly thay vì uống bằng bình. Chú ý đến vấn đề răng miệng của trẻ vì tiếp xúc với các chất đường trong nước ép là một yếu tố nguy cơ gây sâu răng.

  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên

Sau 1 tuổi, trẻ có thể uống nước ép trái cây nhưng nên hạn chế lượng nước ép mỗi ngày. Tiêu thụ nước ép quá mức có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng và sâu răng.

Cụ thể:

  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: không quá 120ml mỗi ngày.
  • Trẻ từ 4 đến 6 tuổi: từ 120ml đến 180ml mỗi ngày.
  • Trẻ từ 7 đến 18 tuổi: khoảng 250 ml mỗi ngày.

Những lưu ý khi cho trẻ uống nước ép trái cây

  • Nếu cho trẻ uống nước trái cây, thì đó phải là nước trái cây tiệt trùng 100% và không phải là thức uống trái cây đóng chai sẵn. Các sản phẩm nước ép chưa được khử trùng có thể chứa các mầm bệnh gây ra các chứng bệnh nghiêm trọng.
  • Không nên cho trẻ uống nước ép trái cây trước giờ đi ngủ
  • Không sử dụng nước ép trái cây cho trẻ để điều trị mất nước hoặc tiêu chảy.
  • Trái cây nguyên chất cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng nhiều hơn nước ép trái cây. Vì vậy, thay vì uống nước trái cây, trẻ em được khuyến khích ăn trái cây tươi. 

Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus được các bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn là đơn vị chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho trẻ từ sơ sinh, nhũ nhi đến độ tuổi nhi đồng, thiếu niên.

Đội ngũ bác sĩ Nhi khoa CarePlus với chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn và từng tu nghiệp chuyên môn ở nước ngoài sẽ trực tiếp thăm khám, cam kết chỉ định đúng xét nghiệm, can thiệp cần thiết và giải thích chi tiết kết quả; đặc biệt, cho toa thuốc hiệu quả nhất và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh. Đồng thời bác sĩ sẽ đưa lời khuyên về lối sống, chăm sóc sức khỏe phù hợp theo từng độ tuổi giúp trẻ phòng bệnh, phát triển toàn diện và giúp phụ huynh cảm thấy an tâm hơn. 

Bên cạnh đó, CarePlus tập trung đầu tư trang bị thiết bị y khoa và phòng xét nghiệm tự động hiện đại, kết hợp với chuyên môn cao của đội ngũ bác sĩ để đưa ra những chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất. 

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch hẹn khám, vui lòng gọi Free Hotline: 1800 6116 hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

– Chi nhánh 1: Tòa nhà Savico, 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1

– Chi nhánh 2: Lầu 2, Tòa nhà Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, Quận 7 (Cạnh Hồ Bán Nguyệt)

– Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình (Cạnh tòa nhà ETown)

Thời gian làm việc

– Thứ 2 - Thứ 6: 8h00 - 20h00

– Thứ 7: 8h00 - 17h00

– Chủ nhật: 8h00 - 12h00 (Chỉ áp dụng tại CN Tân Bình và Quận 7)

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}